Hải Phòng: Thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp chuyển đổi số
TP Hải Phòng mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp chuyển đổi số đưa ra các giải pháp, mô hình dịch vụ giá trị gia tăng mới, tạo ra các không gian phát triển kinh tế mới dựa trên dữ liệu.
>>>Hải Phòng: Kết nối cung cầu trong lĩnh vực chuyển đổi số
>>>Hải Phòng: Xanh hoá khu công nghiệp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh
Đó là chia sẻ của ông Hoàng Minh Cường – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - Nền tảng phát triển kinh tế, xã hội” mới đây.
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Năm dữ liệu số quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Diễn đàn đã tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi về khả năng, nhu cầu, giải pháp và các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực và nâng cao nhận thức chuyển đổi số trong các cấp, các ngành, các địa phương. Kết nối doanh nghiệp công nghệ và chính quyền thúc đẩy chuyển đổi số, giới thiệu và trải nghiệm công nghệ tiến tiến, trải nghiệm các ứng dụng và sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số cho người dân và doanh nghiệp, thu hút đầu tư công nghệ số.
Theo ông Hoàng Minh Cường, diễn đàn “Kiến tạo dữ liệu số - Nền tảng phát triển kinh tế, xã hội” là 1 trong những sự kiện quan trọng, tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi về khả năng, nhu cầu, giải pháp và các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên các lĩnh vực. Đồng thời, nâng cao nhận thức chuyển đổi số trong các cấp, các ngành, các địa phương. Qua đó, góp phần thúc đẩy, xúc tiến, hợp tác, đầu tư các ngành, các lĩnh vực tạo động lực phát triển kinh tế -xã hội của TP Hải Phòng nói riêng và nền kinh tế khu vực, cả nước nói chung.
Cũng theo ông Cường, năm 2023 là năm thứ 2 TP Hải Phòng lựa chọn chủ đề Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số khẳng định sự quyết tâm của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hải Phòng đối với công tác chuyển đổi số. Theo đó, TP Hải Phòng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong chuyển đổi số với 100% dịch vụ công trực tuyến đạt mức 4 (hơn 1.700 dịch vụ). Năm 2023, địa phương đã xử lý hơn 956.000 hồ sơ trực truyến, chiếm 90.7% tổng số hồ sơ, tăng rất nhanh chóng từ 20% năm 2021, 60,2% năm 2022. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến chiếm đến 50%. Tỷ trọng gia tăng kinh tế số ICT/GRDP ước đạt 24,5%, đứng 4/63 tỉnh.
Thực tế, TP Hải Phòng có vị thế đặt biệt quan trọng, là trung tâm, động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước. Chuyển đổi số không chỉ tạo ra sự phát triển cho Hải Phòng, mà còn là động lực, là sợi dây liên kết kéo theo sự phát triển của cả vùng kinh tế Bắc bộ. Năm 2024, theo kế hoạch chuyển đổi số, TP Hải Phòng sẽ tập trung phát triển 3 trụ cột gồm: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.
Để đạt được mục tiêu này, ông Hoàng Minh Cường – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết: “TP Hải Phòng đặt mục tiêu trong năm 2024 và 2025 sẽ tập trung vào triển khai các giải pháp phân tích giúp tối ưu nguồn lực, hỗ trợ quản trị điều hành. TP Hải Phòng cũng mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp, mô hình dịch vụ giá trị gia tăng mới, tạo ra các không gian phát triển kinh tế mới dựa trên dữ liệu. TP Hải Phòng có thể xây dựng chiến lược chuyển đổi số đến năm 2030, hình thành mô hình chuyển đổi số cấp huyện, phát triển nền tảng chính quyền số, đô thị thông minh”, ông Cường cho biết thêm.
Còn theo ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch VINASA chia sẻ: “Trong thời gian qua, với sự ủng hộ của Bộ Thông tin và Truyền thông, VINASA và các doanh nghiệp công nghệ đã phối hợp và làm việc nhiều tỉnh, thành phố, tiếp xúc trực tiếp với các sở, ngành tại các địa phương để cùng tìm ra khó khăn, định hình bài toán cụ thể và tìm lời giải cho những bài toán chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số tại địa phương. VINASA và các doanh nghiệp hội viên cam kết sẽ luôn sẵn sàng nỗ lực sát cánh cùng các địa phương chung tay xây dựng hạ tầng dữ liệu số tiên tiến, hiệu quả; xây dựng mô hình và hợp tác khai thác dữ liệu số nhằm đưa ra các mô hình quản trị, tạo ra những dịch vụ mới phục vụ người dân, doanh nghiệp, tạo ra những giá trị mới cho nền kinh tế, xã hội”.
Được biết, trong khuôn khổi Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2023 còn có hoạt động bên lề như Triển lãm nền tảng giải pháp số, giới thiệu thành tựu chuyển đổi số thành phố Hải Phòng với chủ đề “Thành tựu và giải pháp công nghệ” đến từ 20 gian hàng trưng bày trưng bày các tiện ích chuyển đổi số của Hải Phòng và các giải pháp chuyển đổi số từ các doanh nghiệp công nghệ lớn như Viettel, BKAV, FPT, Mobifone…
Trước đó, TP Hải Phòng cũng tổ chức phiên tham vấn Chiến lược Chuyển đổi số và Dữ liệu số năm 2023. Phiên tham vấn cũng đã nhận được nhiều ý kiến tư vấn, góp ý của các chuyên gia đầu ngành, doanh nghiệp công nghệ về khung kiến thức dữ liệu số và khai thác dữ liệu số; các biện pháp phát triển kinh tế số, xã hội số; phát triển công nghiệp công nghệ cao TP Hải Phòng; xây dựng Smart City Hải Phòng.
TP Hải Phòng hiện là địa phương đi đầu cả nước thực hiện thành công một số lĩnh vực Chính phủ lựa chọn thành phố triển khai thí điểm. Cụ thể, Thương mại điện tử đã kết nối được 250 mã sản phẩm nông sản, 179 sản phẩm OCOP. Lĩnh vực cảng biển, logistic đang trong quá trình thử nghiệm liên thông dữ liệu giữa cảng vụ, hải quan và các doanh nghiệp. Xây dựng dữ liệu dân cư, hóa đơn điện tử, cấp đổi giấy phép lái xe. 100% các bệnh viện đã triển khai phần mềm quản lý và liên thông dữ liệu với bảo hiểm xã hội. Hơn 2,6 triệu dữ liệu hộ tịch đã hoàn thành đạt 90%. |
Có thể bạn quan tâm