Viện trợ Mỹ cho Ukraine dưới góc nhìn kinh tế

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 29/12/2023 03:00

Mỹ viện trợ cho Ukraine chẳng khác gì thương vụ đầu tư mang về cho ngành công nghiệp quốc phòng đồ sộ của nước này những đơn hàng "béo bở".

Đạn pháo 155mm, nhà máy Mỹ sản xuất từ 15.000 trái/tháng, nay tăng lên 100.000 trái/tháng

Trước đây, Nhà máy Mỹ sản xuất từ 15.000 quả đạn pháo 155mm/tháng, nay tăng lên 100.000 quả/tháng

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Những tác động tới kinh tế thế giới 2024

Không có cuộc chiến tranh nào đơn thuần là… chiến tranh! Động lực chính sau cùng là kinh tế và mục đích hướng đến suy cho cùng cũng là kinh tế. Chính vì thế, nỗi ám ảnh lớn nhất sau các cuộc chiến tranh là tổn thất kinh tế.

Nếu xét dưới góc độ kinh tế, chiến sự Nga - Ukraine dần dần trở thành một trong những màn xung đột tốn kém nhất, đồng thời cũng là cỗ máy kiếm tiền siêu tốc. Chỉ tính riêng viện trợ từ Mỹ giành cho Ukraine đến hết năm 2023 đã là 46 tỷ USD.

Mới đây, tờ Washington Post tiết lộ thông tin gây sốc cho nhiều người, khoảng 90% giá trị quy ra tiền mà Mỹ viện trợ Ukraine được chi tiêu tại Mỹ. Nói cách khác, người Mỹ dùng tiền viện trợ để vực dậy công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu chế tạo vũ khí mới hoặc thay thế vũ khí đã gửi đến Ukraine.

Sự thật nghiệt ngã là nếu không có chiến tranh thì lĩnh vực công nghiệp quốc phòng đồ sộ của Mỹ dần dần tàn lụi vì không có đơn hàng. Do vậy, cuộc chiến tranh ở Đông Âu là cơ hội để Mỹ có thêm việc làm.

Nhóm nghiên cứu của Washington xác định có 117 dây chuyền sản xuất vũ khí tại ít nhất 71 thành phố tấp nập hoạt động phục vụ nhu cầu của Kiev. Dĩ nhiên, điều đó kéo theo một chuỗi cung ứng nguyên liệu, linh kiện.

Thậm chí, Thượng nghị sĩ JD Vance (bang Ohio) thẳng thắn chỉ ra: “Tình trạng suy yếu của cơ sở công nghiệp quốc phòng Mỹ là một vụ bê bối quốc gia. Duy tu bảo quản nó là một trong những ưu tiên cấp bách nhất của Mỹ”.

Cho dù Mỹ và các nước châu Âu gần đây cảnh báo về tình trạng cạn kiệt kho vũ khí dự trữ do hao tổn tại chiến trường Ukraine. Nhưng họ không bao giờ nhắc đến một lợi ích rất lớn đằng sau đó: thanh lý vũ khí cũ, lạc hậu, tạo ra dòng vốn giúp nghiên cứu, chế tạo mới, hiện đại hóa quân đội.

Mặt khác, các đồng minh NATO có thêm lý do để ký hợp đồng với các nhà cung cấp vũ khí Mỹ. Năm 2022 châu Âu chi 100 tỷ USD mua vũ khí, đa phần từ Mỹ; chi tiêu quốc phòng của các nước châu Âu đã tăng 13%, lên 345 tỷ USD.

>>Viện trợ Ukraine đối mặt "cơn gió ngược" ở phương Tây

Siêu phẩm F35 là món hàng bán chạy nhất của Mỹ

Siêu phẩm F35 là món hàng bán chạy nhất của Mỹ

Để hiểu vì sao nước Mỹ rất giàu có: Một chiếc F35 do Lokhed Martin sản xuất có giá tới 80 triệu USD, xấp xỉ 2.000 tỷ VND. Ngay sau chiến sự Nga - Ukraine, Cộng hòa Séc đã mua 24 chiếc F35 kèm đạn dược và thiết bị trị giá 5,62 tỷ USD - thế giới hiện có tới 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có quy mô GDP nhỏ hơn đơn hàng này.

Ngân hàng thế giới ước tính, công cuộc tái thiết Ukraine sau khi chiến tranh kết thúc cần ít nhất 411 tỷ USD. Và đây tiếp tục là thương vụ đầu tư siêu khổng lồ do các tập đoàn hàng đầu nước Mỹ hậu thuẫn dưới danh nghĩa Chính phủ Mỹ.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đánh tiếng tổ chức “Hội nghị tái thiết Ukraine” vào năm 2024, với sự tham gia của các chính trị gia, tổ chức tài chính và đại diện đến từ hơn 60 quốc gia nhằm cung cấp các gói hỗ trợ giúp Ukraine tái thiết đất nước.

Vì lợi ích trước mắt và lâu dài, Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục “đầu tư” vào Ukraine dưới mỹ từ “viện trợ”. Đây là điều tất yếu, bởi Mỹ và châu Âu góp phần tạo ra cuộc chiến tranh này một cách có chủ đích.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao viện trợ Ukraine bị gạt khỏi dự luật ngân sách Mỹ?

    Vì sao viện trợ Ukraine bị gạt khỏi dự luật ngân sách Mỹ?

    03:30, 02/10/2023

  • Viện trợ Ukraine đối mặt

    Viện trợ Ukraine đối mặt "cơn gió ngược" ở phương Tây

    03:30, 22/09/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Viện trợ Ukraine sẽ còn kéo dài hay đứt đoạn?

    Chiến sự Nga- Ukraine: Viện trợ Ukraine sẽ còn kéo dài hay đứt đoạn?

    04:00, 28/09/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ