Thêm phương án hỗ trợ doanh nghiệp Quảng Nam

TUẤN VỸ 11/01/2024 12:38

Nhiều giải pháp về giảm thuế, giảm tiền thuê đất,... được các cơ quan chức năng tại Quảng Nam kiến nghị sẽ được xem xét để có thể hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn vượt qua khó khăn.

>>Quảng Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Trong năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Quảng Nam giảm 8,25% so với năm 2022, đây là mức giảm nhiều nhất từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay.

Giảm thuế, tiền thuê đất

Theo số liệu, thu ngân sách trong năm 2023 của Quảng Nam cũng cho thấy con số giảm so với cùng kỳ năm 2022, nguyên nhân chính chủ yếu do thu từ ô tô Trường Hải chỉ đạt 92,3% dự toán, bằng 68,3% cùng kỳ và thu tiền sử dụng đất chỉ đạt 83,1% dự toán, bằng 73,2% cùng kỳ.  Trong đó, nguồn thu từ ô tô Trường Hải và thu tiền sử dụng đất là hai nguồn thu lớn, chiếm tỷ trọng hơn 68% tổng thu nội địa của tỉnh.

Dự kiến, năm 2023 tại Quảng Nam có 1.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 5.900 tỷ đồng, giảm 107 doanh nghiệp so với năm trước, có 460 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và 160 doanh nghiệp giải thể. Trong năm qua, địa phương đã cấp mới 16 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 1.834,6 tỷ đồng, điều chỉnh 35 dự án, chấm dứt hoạt động 06 dự án, lũy kế đến nay có 1.137 dự án đầu tư trong nước đang còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 225 nghìn tỷ đồng. Song song với đó, Quảng Nam đã cấp mới 03 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 23,58 triệu USD, nâng con số số dự án FDI còn hiệu lực là 193 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD.

Thu ngân sách trong năm 2023 của Quảng Nam cũng cho thấy con số giảm so với cùng kỳ năm 2022, nguyên nhân chính chủ yếu do thu từ ô tô Trường Hải chỉ đạt 92,3% dự toán.

Thu ngân sách trong năm 2023 của Quảng Nam cũng cho thấy con số giảm so với cùng kỳ năm 2022, nguyên nhân chính chủ yếu do thu từ ô tô Trường Hải chỉ đạt 92,3% dự toán.

Trong năm 2023, tỉnh Quảng Nam cũng đã triển khai nhiều kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức đa dạng, thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư... Tuy nhiên, tình hình thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp đều giảm so với năm trước và cộng đồng doanh nghiệp hiện tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã đề xuất phương án giảm thuế, tiền thuê đất,... trong năm 2024.Cụ thể, Cục Thuế đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam có kiến nghị một số giải pháp với Chính phủ như tiếp tục chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2024, tiếp tục chính sách giảm thuế suất thuế GTGT một số nhóm mặt hàng có thuế suất 10% từ ngày 1/7/2024 đến hết năm 2024.

Cùng với đó là giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 đối với hình thức thuê đất trả tiền hàng năm, sửa đổi quy định về hoàn thuế GTGT dự án đầu tư theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp thực hiện. Trong đó, Cục Thuế Quảng Nam cũng cho rằng cần quy định cụ thể đối với hoàn thuế GTGT dự án đầu tư mở rộng; đưa một số nhóm mặt hàng như phân bón, tàu đánh cá xa bờ, dịch vụ nông nghiệp,... vào đối tượng chịu thuế GTGT, thuế suất 5% để giảm chi phí thuế trong giá thành sản phẩm.

“Tiếp tục thực hiện chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Chính sách này đem lại hiệu quả trong các năm qua. Năm 2023, thời điểm chưa có chính sách sản lượng ô tô du lịch tiêu thụ bình quân một tháng 3.000 xe, thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh bình quân một tháng 390 tỷ đồng. Kể từ khi có chính sách, sản lượng ô tô tiêu thụ bình quân một tháng hơn 5.500 xe, thuế tiêu thụ đặc biệt phát sinh bình quân một tháng là 880 tỷ đồng”, văn bản do ông Nguyễn Văn Tiếp – Cục trưởng Cục Thuế Quảng Nam ký kiến nghị.

Ngoài ra, Cục thể Quảng Nam cũng đề xuất kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất, trong đó cần quy định cụ thể đối với đất thương mại, dịch vụ, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ có phân vạch chiều sâu để phù hợp với thực tiễn hơn. Đồng thời, sửa đổi Nghị định số 96/2019/NĐ-CP, đối với những khu đất chỉ để phục vụ cho thuê đất, thu hút đầu tư (như đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp,...) thì nên quy định riêng mức giá đất phù hợp (thấp hơn mức đất ở) để thu hút đầu tư. 

Một vấn đề khác là Quảng Nam cần kiến nghị Chính phủ sớm xem xét tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để có thể thực hiện dứt điểm. Song song là có giải pháp cấp bách liên quan đến việc tăng khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, người dân, nhằm phục hồi nhanh chóng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản. 

Cải thiện môi trường đầu tư

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã xác định sẽ tập trung triển khai nâng cao chất lượng điều hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh vì sự phát triển của doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Quảng Nam, quyết tâm cải thiện thứ hạng các chỉ số PAR INDEX, PAPI, SIPAS.

Cùng với đó, Quảng Nam sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, quy định, quy trình bất hợp lý, chồng chéo, mâu thuẫn, tiếp tục cắt giảm và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cấp phép đầu tư, nhất là về xây dựng, tài nguyên, môi trường, đất đai. Giảm thời gian thực hiện các thủ tục thuế, hải quan, kiểm tra, thông quan, xuất, nhập khẩu hàng hóa, xuất, nhập cảnh, kiểm dịch.

a

Cục Thuế Quảng Nam đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2024, giảm thuế suất thuế GTGT một số nhóm mặt hàng có thuế suất 10%, giảm 30% tiền thuê đất, hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết trong năm 2024 địa phương sẽ đẩy mạnh gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh. Đồng thời, cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo lao động, tiếp cận và ổn định trong sử dụng đất đai, vốn nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Tỉnh Quảng Nam cũng sẽ khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh. Năm 2024, phấn đấu phát triển thêm khoảng 1.500 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động lên hơn 10.000 doanh nghiệp, xử lý dứt điểm và tiến hành giải thể các hợp tác xã yếu kém, ngừng hoạt động.

Theo Chủ tịch Quảng Nam, địa phươn cũng sẽ triển khai phương án chuyển đổi mô hình hợp tác xã thích ứng với yêu cầu mới, cung cấp các dịch vụ cho kinh tế hộ phát triển. Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các loại hình kinh tế hợp tác. Cùng với đó, hỗ trợ thành lập mới, đào tạo bồi dưỡng, xúc tiến thương mại, cơ sở hạ tầng, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác.

Có thể bạn quan tâm

  • Còn nhiều vướng mắc trong phát triển cụm công nghiệp Quảng Nam

    Còn nhiều vướng mắc trong phát triển cụm công nghiệp Quảng Nam

    02:36, 10/01/2024

  • Kinh tế biển Quảng Nam “khó” ở đâu?

    Kinh tế biển Quảng Nam “khó” ở đâu?

    01:15, 06/01/2024

  • Quảng Nam đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

    Quảng Nam đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

    14:28, 04/01/2024

  • Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư vào công nghiệp

    Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư vào công nghiệp

    10:28, 30/12/2023

TUẤN VỸ