Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư vào công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Trong năm 2024, tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để tập trung ưu tiên thu hút đầu tư.

>>Tốc độ tăng trưởng kinh tế Quảng Nam giảm mạnh nhất sau hơn 2 thập kỷ chia tách

Theo số liệu của năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Quảng Nam ước giảm 8,25%. Nguyên nhân được xác định là ngành công nghiệp của địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình hình thế giới biến động phức tạp, kinh tế phục hồi chậm, suy giảm nhu cầu tiêu dùng, khó khăn trong thị trường tiêu thụ, nhất là ô tô.

Báo cáo của tỉnh Quảng Nam cho hay, quy mô nền kinh tế (giá hiện hành) 112,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp 14,8%, công nghiệp và xây dựng 29,8% (công nghiệp chiếm 24%) và dịch vụ 35,5%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp 19,8%.

a

Hiện nay Quảng Nam đang có 14 KCN đã được cấp phép với tổng diện tích trên 3.676 ha, trong đó, có 11 KCN thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai đã được cấp phép với diện tích trên 2.959 ha.

Với con số giảm, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 21,7% (công nghiệp giảm 24,3%). Ước chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) giảm 25,2% so với năm 2022.

Trong đó, IIP ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (-26,8%), riêng IIP sản xuất xe có động cơ (-40,3%). Sản lượng sản xuất ô tô các loại năm 2023 ước đạt hơn 68 nghìn chiếc (-45%; -55,4 nghìn chiếc), sản lượng ô tô tiêu thụ các loại cả năm 2023 ước đạt 75,4 nghìn chiếc (-36%; -43,3 nghìn chiếc).

Dự kiến trong năm 2023, tại Quảng Nam có 1.180 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 6.300 tỷ đồng. Đồng thời có 447 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Về tình hình thu thu đầu tư, tỉnh Quảng Nam đã cấp mới 19 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 1.917 tỷ đồng, lũy kế đến nay có 1.138 dự án đầu tư trong nước đang còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 225 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, Quảng Nam đã cấp mới 03 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 23,58 triệu USD, đến nay số dự án FDI còn hiệu lực là 193 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD.

Hạ tầng CCN tại Quảng Nam đang dần được hoàn thiện để thu hút đầu tư.

Hạ tầng CCN tại Quảng Nam đang dần được hoàn thiện với 51 CCN đã được quy hoạch chi tiết và đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thuê và đăng ký thuê 722,33 ha.

Về nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Cụ thể là thực hiện quyết liệt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Đặc biệt, địa phương này cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) để tập trung ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp.

Ông Nguyễn Tấn Văn – Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam cho hay hiện địa phương đang có 14 KCN đã được cấp phép với tổng diện tích trên 3.676 ha. Trong đó, có 11 KCN thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai đã được cấp phép với diện tích trên 2.959 ha, 3 KCN nằm ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai đã được cấp phép với tổng diện tích trên 716 ha .

Ngoài ra, Quảng Nam còn có 51 CCN đã được quy hoạch chi tiết và đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thuê và đăng ký thuê 722,33 ha. Hiện nay, diện tích còn lại chưa cho thuê 300,79 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 70,62%.

“Theo quy hoạch dự kiến đến năm 2050, toàn tỉnh Quảng Nam sẽ phát triển thành 31 KCN với diện tích khoảng hơn 11.000 ha, đến năm 2030, quy hoạch 115 CCN, với tổng diện tích hơn 3.000 ha. Trong đó, ưu tiên thu hút các dự  án về chế biến, chế tạo, chuyên môn hóa cao, có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu và thân thiện với môi trường”, ông Văn cho hay.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam đã lên kế hoạch xây dựng Khu kinh tế mở Chu lai trở thành hạt nhân, trung tâm phát triển lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước Song song với đó là định hướng trở thành Khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trở thành khu kinh tế động lực của Vùng và Quốc gia.

Trong thời gian tới, ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay địa phương đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển song song ngành công nghiệp và dịch vụ, lấy định hướng phát triển dịch vụ - du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, phát triển vùng Đông Nam của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trở thành chuỗi đô thị - trung tâm dịch vụ, du lịch - công nghiệp sạch - nông nghiệp công nghệ cao,...

Cùng với đó, Quảng Nam sẽ đưa ngành công nghiệp trở thành động lực, tạo đột phá tăng trưởng kinh tế, phát triển dịch vụ - du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tập trung phát triển công nghiệp, hoàn chỉnh trình phê duyệt và triển khai Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ Silica. Từng bước xây dựng hệ sinh thái công nghiệp, trong đó tập trung đánh giá tính khả thi của Đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm ngành công nghiệp phụ trợ và công nghiệp cơ khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai theo văn bản 7764/VPCP-CN ngày 07/10/2023 của Văn phòng Chính phủ và tổ chức kết nối, tạo cơ hội hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với Thaco Industries về công nghiệp cơ khí hỗ trợ.

“Tập trung xúc tiến, triển khai các nhóm dự án ngành công nghiệp thuộc vùng Đông của tỉnh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, đưa các dự án trọng điểm đi vào hoạt động, phát triển mở rộng Khu phức hợp ô tô Chu Lai - Trường Hải. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực, có thế mạnh của tỉnh như công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ôtô, cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp dệt may, da giày, hóa chất, nông nghiệp công nghệ cao… đáp ứng nguyên liệu đầu vào, tăng tỷ trọng nội địa trong các sản phẩm công nghiệp”, Chủ tịch Quảng Nam cho biết.

Song song với đó, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng và bố trí dự án trong các khu công nghiệp đã được cấp phép đầu tư tại Khu công nghiệp Tam Thăng, Khu công nghiệp Tam Anh, Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Khu công nghiệp và hậu cần cảng Tam Hiệp. Ngoài ra, xây dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp mới trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư vào công nghiệp tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714395092 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714395092 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10