Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công thấp từ đâu?

TUẤN VỸ 19/12/2023 10:08

Với việc giải ngân vốn đầu tư công thấp, tỉnh Quảng Nam cho rằng đến từ một số nguyên nhân như do bất ổn thời tiết, vướng giải phóng mặt bằng, khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng,...

>>Quảng Nam: Cầu trăm tỷ “đứng bánh” vì mặt bằng

Theo số liệu Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam, tính đến hết ngày 30/11/2023, vốn đầu công năm 2023 (không bao gồm các dự án do trung ương quản lý) giải ngân 5.529.720 triệu đồng, đạt 55,2% so tổng vốn đầu tư công năm 2023 sau điều chỉnh. Trong đó, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 giải ngân 4.613.250 triệu đồng, đạt 53,9%, kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài giải ngân 916.470 triệu đồng, đạt 62,1%.

Trong đó, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 giải ngân 4.613.250 triệu đồng, đạt 53,9% so với kế hoạch vốn sau điều chỉnh, đạt 59,3% so với kế hoạch vốn UBND tỉnh Quảng Nam giao từ đầu năm, đạt 66,4% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và thấp hơn so với cùng kỳ 30/11/2022.  Cụ thể, nguồn vốn ngân sách trung ương giải ngân 1.488.135 triệu đồng, đạt 48,2%, vốn hỗ trợ các Chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân 430.832 triệu đồng đạt 48,1%.

Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương giải ngân 3.125.115 triệu đồng, đạt 57,2% Vốn trong nước giải ngân 2.971.268 triệu đồng, đạt 59,8%. Vốn nước ngoài tỉnh Quảng Nam vay lại giải ngân 153.847 triệu đồng, đạt 31,4%.

Nhiều dự án tại Quảng Nam

Nhiều dự án tại Quảng Nam "đứng bánh" vì mặt bằng.

Đồng thời, kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài giải ngân 916.470 triệu đồng, đạt 62,1%. Kế hoạch vốn Ngân sách trung ương giải ngân 461.848 triệu đồng, đạt 65%, kế hoạch vốn ngân sách địa phương (bao gồm cấp tỉnh, huyện, xã) giải ngân 454.622 triệu đồng, đạt 59,5%.

Theo tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023  chưa đạt yêu cầu do một số nguyên nhân chủ yếu như các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đến nay có 2 dự án đã triển khai thi công và đang đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đồng thời, có 2 dự án thực hiện tạm ứng hợp đồng xây lắp, 1 dự án còn lại đang trong giai đoạn hoàn thiện phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

Về nguyên nhân giải ngân chậm chủ yếu là do giai đoạn vừa qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thường xảy ra các đợt mưa dông, bão lũ nên tiến độ thi công các dự án liên quan đến hồ chứa nước và kè bị gián đoạn kéo dài. Cùng với đó, nguồn vốn phân bổ vào đầu năm 2023 lớn và bằng với tổng mức đầu tư dự án, trong khi đó các dự án có quy mô lớn (3/5 dự án là nhóm B) và triển khai trên địa bàn rộng, nhiều công trình ở vùng sâu, vùng xa và đa số các hạng mục công việc phải đấu thầu qua mạng nên mất nhiều thời gian.

Tỉnh Quảng Nam cũng cho rằng có một số dự án không lường hết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai lập dự án, thiết kế nên phải điều chỉnh, bổ sung dự án, thiết kế cho phù hợp với thực tế.

a

Nhiều nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công tại Quảng Nam không đạt kết quả, địa phương này đang lên kế hoạch để thực hiện trong năm tới.

Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài giải ngân chậm do là do vướng bồi thường giải phóng mặt bằng nên việc thi công chậm, chưa có khối lượng để giải ngân. Ngoài ra, việc gia hạn hiệp định vay đến nay vẫn chưa hoàn thành, nên chưa đủ cơ sở để giải ngân mặc dù đã có khối lượng nghiệm thu hoàn thành.

Tỉnh Quảng Nam cũng nêu khó khăn từ việc khan hiếm nguồn nguyên vật liệu đất đắp, cát xây dựng và biến động đơn giá xăng, sắt, thép đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Trong quá trình xây dựng giá nguyên vật liệu một số địa phương lập đơn giá chưa đảm bảo sát với thực tế dẫn đến khó khăn cho các đơn vị thi công và thi công cầm chừng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân chung.

Tại báo cáo tình hình thực hiện, kết quả giải ngân vốn đầu tư công kỳ tháng 12 năm 2023 tỉnh Quảng Nam cũng nêu rõ: Trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu một số chủ đầu tư chưa thực hiện đúng quy định đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu, dẫn đến các đơn vị dự thầu kiến nghị trong quá trình đấu thầu và qua nhiều cấp (chủ đầu tư và cấp thẩm quyền). Việc giải quyết kiến nghị phải thực hiện đúng quy trình mất nhiều thời gian và một số dự án phải thực hiện hủy thầu để tổ chức đấu thầu lại làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thi công xây dựng công trình làm chậm quá trình giải ngân chung của dự án.

Ngoài ra, có 15 Sở, Ban, ngành đạt tỷ lệ giải ngân dưới 60% gồm Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công ty TNHH MTV Khai thác Thuỷ lợi Quảng Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Sông Thanh, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh và ven biển Quảng Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Nam, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Có  11/18 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 60% là Hội An, Điện Bàn, Quế Sơn, Núi Thành, Tiên Phước, Bắc Trà My, Phước Sơn, Nam Trà My, Tây Giang, Phú Ninh, Nông Sơn

Được biết, tổng kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh tại Quyết định số Quyết định 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2022 là 6.876.766 triệu đồng. Trong đó, ngân sách trung ương 3.021.673 triệu đồng (vốn trong nước 2.589.660 triệu đồng, vốn nước ngoài 432.013 triệu đồng) và vốn ngân sách địa phương 3.852.093 triệu đồng.

Trong năm 202, ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay địa phương sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, nhất là mở rộng, tìm kiếm thị trường, kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh. Đồng thời, hỗ trợ ổn định đời sống cho người dân, khôi phục sản xuất, khắc phục khẩn cấp các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng do bão, lũ, nhất là công trình y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi.

Đặc biệt, tỉnh Quảng Nam sẽ đẩy nhanh thực hiện thủ tục các dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2024 thúc đẩy tăng trưởng. Tập trung đẩy mạnh hoàn thành công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm,... Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

“Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 03 nhiệm vụ đột phá chiến lược, lấy đầu tư công dẫn dắt để thu hút tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác; góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024”, ông Lê Trí Thanh nói.

Được biết, trong năm 2024, HĐND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công với tổng nguồn vốn gần 6.907 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách địa phương gần 4.712 tỷ đồng. Với nguồn vốn ngân sách trung ương (gần 2.195 tỷ đồng) bao gồm vốn các chương trình mục tiêu quốc gia hơn 909,8 tỷ đồng, vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực hơn 858,3 tỷ đồng, vốn nước ngoài ngân sách trung ương cấp phát hơn 426,8 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Quảng Nam

    Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Quảng Nam

    11:32, 15/12/2023

  • “Hút” vốn đầu tư vàop/Khu kinh tế ven biển Quảng Nam

    “Hút” vốn đầu tư vào Khu kinh tế ven biển Quảng Nam

    15:28, 14/12/2023

  • Quảng Nam: DDCI sẽ có đóng góp trong cải thiện PCI

    Quảng Nam: DDCI sẽ có đóng góp trong cải thiện PCI

    15:56, 09/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công thấp từ đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO