Doanh nghiệp sản xuất thép thực hiện xanh hóa trong sản xuất
Tập đoàn Nam Phát Group và Công ty CME Solar cùng Công ty VINCI E&C đã ký kết hợp tác đầu tư, phát triển dự án điện mặt trời mái nhà phục vụ mục tiêu sản xuất thép.
>>Điện mặt trời mái nhà - Bài 1: Tháo gỡ vướng mắc để giành lợi thế cạnh tranh
Lộ trình giảm phát thải
Thép là sản phẩm thuộc một trong bốn nhóm hàng bao gồm (sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón) của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ chịu ảnh hưởng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) trong thời gian tới. Đáng chú ý, các sản phẩm từ sắt thép sẽ chiếm khoảng 96% giá trị của 4 mặt hàng xuất khẩu trên.
Do đó để đón đầu tiêu chí xanh hóa, giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất Tập đoàn Nam Phát Group đã nhanh chóng hợp tác cùng Quỹ đầu tư CME Solar và VINCI E&C nhằm sở hữu một sản lượng lớn điện năng lượng tái tạo cho sản xuất thép trong năm 2024.
Thực hiện phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà cho Nam Phát Group là Công ty VINCI E&C, song hành cùng doanh nghiệp còn có Quỹ đầu tư CME Solar rót vốn để thực hiện các dự án này. Về đơn vị thi công, lắp đặt, VINCI E&C có đội ngũ nhân sự với nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết trong lĩnh vực xây dựng và năng lượng tái tạo. Đến nay VINCI E&C đã không ngừng phát triển và khẳng định là đơn vị EPC uy tín trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời mái nhà.
Ở thị trường Miền Bắc, năm 2022, VINCI E&C đã để lại dấu ấn cho doanh nghiệp sản xuất phải kể đến một số dự án tiêu biểu như: Dự án Dệt tỉnh Hà Nam có công suất 7,022 MWh; Dự án Lam Giang có công suất 3,213 MWh và Dự án The City Thanh Hóa, công suất 693 kWh (năm 2023)…Sang năm 2024 ngoài dự án ở Mê Linh Plaza có công suất 1,412 MWh thì VINCI E&C sẽ thi công, lắp đặt cho một loạt hệ thống điện mặt trời mái nhà cho các doanh nghiệp sản xuất thép và may mặc ở thị trường miền Bắc.
Nhằm hướng tới hỗ trợ cho các doanh nghiệp hiểu rõ được vai trò và tầm quan trọng của năng lượng xanh, tiết kiệm tối đa chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho Quý khách hàng, VINCI E&C cung cấp dịch vụ năng lượng theo chuỗi từ thiết kế đến xây dựng đến lắp đặt, vận hành, bảo trì, quản lý rủi ro, chuyển giao thiết bị sau thời hạn hợp đồng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó VINCI E&C cũng phối hợp với các Quỹ đầu tư nước ngoài để cung cấp những giải pháp toàn diện về công nghệ và tài chính để các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển dịch sang năng lượng điện mặt trời mái nhà mà không phải bỏ ra chi phí đầu tư và chi phí vận hành khai thác.
Hành động của doanh nghiệp
>>“Phá vỡ” rào cản bằng con đường xanh hoá
>>Cần chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lương Duy Linh - Tổng giám đốc VINCI E&C cho biết: VINCI rất vinh dự được Tập đoàn Nam Phát lựa chọn làm đơn vị tư vấn, phát triển và lựa chọn phương án đầu tư, thi công, vận hành các dự án điện mặt trời mái nhà tại hệ thống các nhà máy của Tập đoàn Nam Phát. Buổi lễ này là cơ sở quan trọng nâng tầm quan hệ hợp tác giữa VINCI E&C và Tập đoàn Nam Phát, đây cũng nền tảng góp phần không nhỏ trong hành trình phát triển của VINCI trong thời gian tới.
“Tôi cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Nam Phát, Tập đoàn CME trong toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng để bảo đảm các Dự án điện mặt trời thuộc hệ thống Nhà máy của Nam Phát được đưa vào vận hành đúng tiến độ theo Hợp đồng và vận hành đưa hệ thống điện mặt trời vào hoạt động được đảm bảo chất lượng”- Đại diện VINCI E&C khẳng định.
Phát biểu tại buổi lễ bà Phạm Ngọc Lan - TGĐ Nam Phát Group cho biết: Nam Phát kinh doanh chính trong ngành thép và Inox, đây là ngành sử dụng nhiều năng lượng và là 1 trong 4 sản phẩm (Thép, Nhôm, Xi măng, Phân bón) của Việt Nam trong lộ trình sẽ chịu tác động của thuế carbon khi xuất khẩu vào Liên minh Châu Âu và sắp tới có thể là các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản…
“Với những cam kết hợp tác cùng VINCI trong việc phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà sau khi đi vào hoạt động, Nam Phát sẽ mua lại sản lượng điện từ hệ thống này tạo ra theo hợp đồng trong vòng 15 năm 6 tháng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Tập đoàn. Dự kiến, công suất lắp đặt từ hợp tác này sẽ lên tới 10 MW. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp không phải bỏ chi phí đầu tư mà còn được thực hiện mục tiêu giảm phát thải thông qua phương án sử dụng năng lượng xanh cho sản xuất. Đặc biệt bài toán chuyển dịch năng lượng này còn giúp Tập đoàn giành lợi thế cạnh tranh vào các thị trường lớn, đồng thời giảm áp lực chịu thuế về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) trong giai đoạn tới và tiết kiệm được chi phí tiền điện hàng tháng từ 15-20%”- đại diện Nam Phát Group chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Đẩy mạnh “xanh hóa” các khu công nghiệp tại TP Hải Phòng
20:23, 07/12/2023
Đề xuất sớm có cơ chế cho điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp
04:30, 31/12/2023
Điện mặt trời mái nhà - Bài 1: Tháo gỡ vướng mắc để giành lợi thế cạnh tranh
05:00, 16/12/2023
Đề xuất chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà cho khu công nghiệp
05:00, 26/11/2023
Điện mặt trời mái nhà: Cần phát triển phù hợp với mục tiêu của Quy hoạch điện VIII
03:00, 28/10/2023
Điện mặt trời mái nhà - Bài 2: Đánh giá sự tác động của chính sách
05:00, 17/12/2023
Hải Phòng: Xanh hoá khu công nghiệp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh
07:58, 26/12/2023
Hải Phòng hướng tới “xanh hoá” cảng biển
16:18, 11/01/2024
.