Điện mặt trời mái nhà - Bài 2: Đánh giá sự tác động của chính sách

TS. Tô Văn Trường 17/12/2023 05:00

Nếu không có sản lượng điện hàng năm bổ sung từ nguồn năng lượng tái tạo hiện nay thì chắc chắn thiệt hại cho nền kinh tế do thiếu điện sẽ rất lớn.

>>Điện mặt trời mái nhà - Bài 1: Tháo gỡ vướng mắc để giành lợi thế cạnh tranh

An ninh năng lượng tiếp tục là chỉ số ưu tiên phát triển

Theo Quy hoạch điện VIII, mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đã được đề ra cụ thể đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm cho giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5%-7,5%/năm cho giai đoạn 2031-2050. Một định nghĩa phổ biến về An ninh năng lượng tất yếu có nghĩa là không phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn năng lượng duy nhất và sản xuất càng nhiều năng lượng tại chỗ càng tốt. Đã nhiều năm Việt nam lệ thuộc vào 2 nguồn năng lượng điện chính là thủy điện và nhiệt điện, chiếm đến 80% tổng công suất nguồn. Hai nguồn năng lượng này dễ bị tổn thương trong bối cảnh khủng hoảng nguyên liệu hóa thạch và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và khó lường.

Nguồn: EVN, báo cáo phân tích KBSV

Nguồn: EVN, báo cáo phân tích KBSV

Do đó kế hoạch đã tập trung đa dạng hóa nguồn năng lượng, chuyển dịch tỷ trọng năng lượng mới trên cơ sở lựa chọn danh mục phát triển từ nguồn năng lượng tương lai: điện gió, điện mặt trời, khí LNG, Hydro, Bio Energy… Song song với duy trì và tối ưu hóa các nguồn phát điện hiện tại có thể xem như mục tiêu thứ nhất để hướng tới đảm bảo an ninh năng lượng. Mục tiêu thứ hai của chiến lược là đảm bảo duy trì hoạt động ổn định liên tục của các nguồn năng lượng quy mô lớn có ảnh hưởng trọng yếu đến năng lực cung ứng điện của quốc gia.

Trong phạm vi an ninh hạ tầng lưới điện, như nêu trên, một hệ thống điện mặt trời mái nhà quy mô công nghiệp nếu có mức dư thừa khoảng 20% sẽ phát gây áp lực lên lưới tương đương mức cao nhất khoảng 1000kw/h và đồng thời trong một khu vực địa lý hẹp, nhiều hệ thống điện mặt trời cùng dư thừa và gâp áp lực lên lưới thì lưới điện sẽ vượt quá giới hạn và gây sự cố gián đoạn. Giải pháp kỹ thuật có thể đáp ứng cho các tình huống dư thừa này, tuy nhiên bất cứ giải pháp nào đều có xác xuất rủi ro nhất định và cần thời gian kiểm chứng, kiểm soát theo thực tiễn. Bên cạnh đó EVN chưa phát triển được hệ thống lưới điện thông minh (Smart Grid) đủ mạnh để có thể đáp ứng được những nguồn điện có đặc thù biến thiên công suất và điện áp nhanh liên tục như điện mặt trời và điện gió.

Việt nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển điện mặt trời và điện gió, tuy nhiên lại hoàn toàn phụ thuộc vào các nước phát triển về công nghệ và kinh nghiệm vận hành. Với nguồn lực kinh tế hữu hạn, cần phải phân bổ phù hợp cho các mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Trong 3 năm qua nguồn điện năng lượng tái tạo phát triển vượt bậc, trong khi đó hạ tầng lưới điện chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của lưới điện. Thì việc tiếp tục bùng nổ điện mặt trời mái nhà và các nguồn điện thiếu ổn định vẫn nên phải cân nhắc cho phù hợp với thực tiễn. 

Hiện nay, giá thành của năng lượng mặt trời thấp hơn nhiều so với năng lượng gió. Chi phí năng lượng quy dẫn của điện mặt trời (LCoE) đã giảm hơn khoảng bốn lần so với điện gió ngoài khơi trong thập kỷ qua. Công nghệ kỹ thuật số có thể làm giảm giá điện gió ngoài khơi bằng cách tạo ra các thiết kế hiệu quả hơn. Điều này rất quan trọng vì nó cho phép gió ngoài khơi và năng lượng mặt trời bổ sung cho nhau trên lưới điện.

Sự tác động của chính sách

>>Điện mặt trời mái nhà: Cần phát triển phù hợp với mục tiêu của Quy hoạch điện VIII

Bất cứ ai khi làm công tác quản lý cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, tuy nhiên đại diện các Ban, ngành cần làm đúng và có trách nhiệm trong tham mưu, đề xuất để ban hành chính sách sao cho sát với thực tế, phù hợp với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Trong bối cảnh dự báo sẽ xảy ra thiếu điện trầm trọng giai đoạn từ 2018 - 2025 và trên cơ sở các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg; Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, điện gió tại Việt Nam. Với cơ chế khuyến khích thông qua giá FIT các quyết định trên đã giúp huy động được nguồn lực lớn từ xã hội đầu tư vào các dự án điện mặt trời và điện gió, kịp thời bổ sung một lượng công suất không nhỏ (gần 20.000MW), cung cấp cho hệ thống điện trên 30 tỷ kWh điện hàng năm, mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế.

LEGO khởi công nhà máy chạy bằng năng lượng mặt trời hơn 1 tỷ USD tại Bình Dương

LEGO khởi công nhà máy chạy bằng năng lượng mặt trời hơn 1 tỷ USD tại Bình Dương

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), với mức thiếu hụt điện năng trong thời gian tháng 5-6/2023 khoảng 500-600 triệu kWh, đã làm thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 1,4 tỷ USD. Với tính toán như vậy, nếu không có sản lượng điện hàng năm bổ sung từ nguồn năng lượng tái tạo hiện nay thì chắc chắn thiệt hại cho nền kinh tế do thiếu điện sẽ rất lớn.

Mặc dù vậy, qua giai đoạn phát triển nóng của điện mặt trời, điện gió thời gian vừa qua cũng cần rút ra các bài học cho giai đoạn phát triển ngành năng lượng sắp tới, đó là cần phải nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch để có thể chủ động trong việc phát triển hệ thống điện, đảm bảo an ninh cung ứng điện; cần phải xây dựng cơ chế cạnh tranh trong việc lựa chọn các nhà đầu tư phát triển để thực hiện các dự án trong quy hoạch, hạn chế tối đa cơ chế "xin cho"; nâng cao năng lực dự báo, đánh giá tác động chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước để có các điều chỉnh chính sách kịp thời hướng tới mục tiêu hài hoà lợi ích của các bên liên quan (nhà nước/người dân/doanh nghiệp), vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Do đó, ngoài yếu tố then chốt là cơ chế và chính sách, chúng ta vẫn cần thêm công nghệ lưu trữ, bởi muốn phát triển năng lượng đa dạng, an toàn nào phải có năng lực và công nghệ lưu trữ năng lượng tái tạo hiệu quả. Nhiều giải pháp lưu trữ năng lượng đang được nghiên cứu và thương mại hóa, các nghiên cứ này tạo ra các giải pháp lưu trữ để đáp ứng nhu cầu (bao gồm lưu trữ năng lượng không khí lỏng, lưu trữ năng lượng khí nén và các giải pháp thủy điện tích năng). Và như vậy các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cần phải chia sẻ và chung tay với Chính phủ để từng bước xây dựng phát triển hạ tầng năng lượng an toàn cho việc phát triển đa dạng các loại hình nguồn điện. Mục tiêu và lợi ích Quốc gia là mục tiêu ưu tiên và duy nhất để hướng tới.

Có thể bạn quan tâm

  • Điện mặt trời mái nhà - Bài 1: Tháo gỡ vướng mắc để giành lợi thế cạnh tranh

    Điện mặt trời mái nhà - Bài 1: Tháo gỡ vướng mắc để giành lợi thế cạnh tranh

    05:00, 16/12/2023

  • Đề xuất chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà cho khu công nghiệp

    Đề xuất chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà cho khu công nghiệp

    05:00, 26/11/2023

  • Điện mặt trời mái nhà: Cần phát triển phù hợp với mục tiêu của Quy hoạch điện VIII

    Điện mặt trời mái nhà: Cần phát triển phù hợp với mục tiêu của Quy hoạch điện VIII

    03:00, 28/10/2023

  • Doanh nghiệp “ngóng” cơ chế cho mô hình điện mặt trời mái nhà tự dùng

    Doanh nghiệp “ngóng” cơ chế cho mô hình điện mặt trời mái nhà tự dùng

    13:50, 17/05/2023

  • Điện mặt trời mái nhà, cần ban hành chính sách đột phá để phát triển

    Điện mặt trời mái nhà, cần ban hành chính sách đột phá để phát triển

    05:00, 06/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điện mặt trời mái nhà - Bài 2: Đánh giá sự tác động của chính sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO