Kỳ vọng trái cây Nhật Bản được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam
Mới đây, Hội đồng xúc tiến xuất khẩu rau quả Nhật Bản (J-FEC) đã tổ chức quảng bá các sản phẩm trái cây Nhật Bản cao cấp tại thị trường Việt Nam.
>>Tín hiệu tích cực cho bất động sản nghỉ dưỡng
Ngày 17/1, Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Rau quả Nhật Bản (J-FEC) phối hợp với JFOODO (The Japan Food Product Overseas Promotion Center) và Nền tảng hỗ trợ xuất khẩu nông lâm thủy sản – thực phẩm tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện quảng bá hương vị và chất lượng cao cấp của trái cây Nhật Bản tại TP.HCM.
Sự kiện có sự tham dự của ông Seiki Furudate - Phó tổng lãnh sự, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM và ông Nobuyuki Matsumoto - Trưởng đại diện VPĐD Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại TP.HCM (JETRO).
Phát biểu tại sự kiện, ông Arashima - Chuyên gia trái cây Nhật Bản đã giới thiệu về sự hấp dẫn của táo Nhật và quýt Unshu - những loại trái cây Nhật Bản hiện đang được phép nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam. Qua hoạt động dùng thử trái cây, ông Arashima đã giới thiệu đặc điểm của các loại trái cây Nhật Bản và sự khác biệt với các loại trái cây đến từ các quốc gia khác.
>>Bất động sản Đà Nẵng và phụ cận: Cung - cầu suy giảm mạnh
"Những loại trái cây Nhật Bản này là thành quả của sự kết hợp giữa khí hậu Nhật Bản và kỹ thuật canh tác giàu kinh nghiệm với những bí quyết độc đáo của người nông dân Nhật Bản", vị chuyên gia cho biết.
Đặc biệt, với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh trái cây Nhật Bản tại Trung tâm thương mại Takashimaya ở TP.HCM, dựa trên hành vi và xu hướng của người tiêu dùng, ông Arashima cho biết, trái cây Nhật Bản có giá thành cao hơn so với các loại trái cây khác trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên với sự kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng, trái cây Nhật Bản có hương vị và vẻ ngoài được nhiều người tiêu dùng lựa chọn làm quà tặng. Qua đó, trái cây Nhật Bản được kỳ vọng sẽ được ưa chuộng hơn nữa tại thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại sự kiện, ông Daiki Hamanaka - Viên chức đến từ tỉnh Wakayama, một trong những vùng sản xuất quýt hàng đầu Nhật Bản đã giới thiệu về bí quyết của quýt Arida (quýt Unshu được trồng tại vùng Arida tỉnh Wakayama).
J-FEC hy vọng thông qua các hoạt động này có thể nâng cao hơn nữa nhận biết của người tiêu dùng Việt Nam về trái cây Nhật Bản và tem nhãn trái cây Nhật Bản. Đồng thời, quảng bá việc sử dụng trái cây Nhật Bản làm quà tặng trong các dịp đặc biệt. Qua đó làm tăng nhu cầu và đưa trái cây Nhật Bản đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam.
Hiện trái cây Nhật Bản được phân phối và bán lẻ tại hệ thống Klever Fruit, Tony Fruit, Star Kitchen, đồng thời thông qua Website và Fanpage chính thức của chương trình. Đặc biệt, để tránh các tình trạng mạo danh trái cây Nhật Bản khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, Bộ Nông lâm thủy sản Nhật Bản đã tạo ra tem nhãn "Trái cây Nhật Bản", giúp người dùng có thể nhận diện khi đặt cạnh các loại trái cây khác tại nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Luật Đất đai (sửa đổi): Điểm mới về bảng giá đất, định giá đất
10:50, 18/01/2024
Ra mắt văn phòng Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam khu vực miền Trung
12:23, 17/01/2024
Bất động sản Đà Nẵng và phụ cận: Cung - cầu suy giảm mạnh
04:58, 18/01/2024
Tín hiệu tích cực cho bất động sản nghỉ dưỡng
09:00, 18/01/2024
Dư nợ tín dụng bất động sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng
12:03, 17/01/2024