Dư nợ tín dụng bất động sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Diendandoanhnghiep.vn Theo Bộ Xây dựng, tính đến 31/11/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản hơn 1 triệu tỷ đồng.

>> Giá thuê mặt bằng bán lẻ duy trì tăng trưởng

Theo đó, tính đến cuối tháng 11, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.022.532 tỷ đồng, trong khi cuối tháng 10/2023, con số này là gần 994.000 tỷ đồng.

tính đến cuối tháng 11, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.022.532 tỷ đồng

Tính đến cuối tháng 11, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.022.532 tỷ đồng.

Bất động sản vẫn “hút” dòng tiền

Cụ thể, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở là 283.876 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng là 39.096 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, chế xuất là 67.557 tỷ đồng.

>> Bất động sản phía Nam đón cơ hội mới

Ngoài ra, dư nợ đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng là 45.177 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, nhà để bán cho thuê là 123.083 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất là 68.694 tỷ đồng; dư nợ đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác là 335.565 tỷ đồng.

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết, mặc dù thị trường bất động sản năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nguồn vốn tín dụng vẫn tăng khoảng 6% so với giai đoạn cuối năm ngoái. Điều đó cho thấy, những tín hiệu tích cực và niềm tin từ nhà đầu tư đối với thị trường này đã có sự cải thiện rõ rệt.

Đây là kết quả của những nỗ lực vực dậy thị trường bất động sản từ Chính phủ và NHNN Việt Nam. Trong quý 4/2023, Chính phủ cùng NHNN Việt Nam đã nỗ lực triển khai đồng bộ giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế. Theo đó, các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động (lãi suất huy động và lãi suất cho vay mới của ngân hàng thương mại đã giảm khoảng hơn 2%/năm so cuối năm 2022), đồng thời lãi suất cho vay mua nhà cuối năm tại một số ngân hàng cũng giảm hơn so năm 2022.

dư nợ tín dụng đang “nghiêng” hẳn về phía cung của thị trường, trong khi phía cầu (bao gồm cả người dân mua bất động sản) chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Dư nợ tín dụng đang “nghiêng” hẳn về phía cung, trong khi phía cầu (bao gồm người mua bất động sản) chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Ngoài ra, NHNN cũng chủ động điều hành và đặt ra mục tiêu để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thị trường tiền tệ ngoại hối; mặt bằng lãi suất. Cụ thể, đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản phát triển…, điều hành, giám sát, bảo đảm hệ thống các tổ chức tín dụng lẫn thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối cơ bản ổn định và luôn trong tầm kiểm soát.

Vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Mặc dù vậy, nhìn lại mức tăng trưởng dư nợ tín dụng trong năm 2023 cho thấy, dư nợ tín dụng đang “nghiêng” hẳn về phía cung của thị trường, trong khi phía cầu (bao gồm cả người dân mua bất động sản) chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Số liệu thống kê của NHNN năm 2023, dư nợ đối với kinh doanh bất động sản đạt mức tăng trên 22%, trong khi lĩnh vực tiêu dùng bất động sản giảm nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo CEO AFA Capital Nguyễn Minh Tuấn, thực tế này cho thấy cần có thêm nguồn cung phù hợp với nhu cầu và sức mua của người dân để kích thích thị trường, ví dụ như phân khúc nhà ở xã hội. “Nếu như chúng ta tập trung phát triển các phân khúc mang tính đầu cơ về tài chính thì chắc chắn mục tiêu này không phù hợp với phát triển kinh tế", ông Tuấn cho biết.

Bên cạnh đó, lãi suất dù được kéo xuống mức thấp nhưng vẫn chưa hấp dẫn bởi lẽ các nhà băng chỉ cho lãi suất ưu đãi trong khoảng 10 - 12 tháng, tuỳ từng gói vay. Khi hết thời gian ưu đãi đó, lãi suất thả nổi theo thị trường là không hề “nhẹ nhàng”, đặc biệt là với những người có mức thu nhập thấp và trung bình.

Ngoài ra, mức dư nợ tín dụng tăng nhanh thuộc về các nhà đầu tư bất động sản cũng đặt ra nguy cơ nợ xấu. Bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN mới đây đã lưu ý rằng, tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực này đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cuối năm 2022.

Theo thống kê đến hết tháng 9/2023, NHNN cho biết, nợ xấu của tín dụng bất động sản tính đến tháng 9.2023 là 2,89% tăng mạnh so với mức 1,72% ở thời điểm cuối năm 2022. Quy định tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng cho vay, trong khi mức nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đã gần chạm kịch khung.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dư nợ tín dụng bất động sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714249481 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714249481 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10