Tháo chạy khỏi chứng khoán Trung Quốc, vốn ngoại chảy đi đâu?

TRƯỜNG ĐẶNG 24/01/2024 04:00

Từng là thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới, giờ đây Trung Quốc chỉ còn là "ký ức xa vời" đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đó lại là niềm vui cho các thị trường mới nổi khác.

Trung Quốc trong năm qua đã phải chứng kiến dòng vốn ngoại tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán

Trung Quốc trong năm qua đã phải chứng kiến dòng vốn ngoại tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán

Vào ngày 22/1/2024, chỉ số CSI 300 của chứng khoán Trung Quốc giảm 1,6% - thấp hơn gần một phần tư so với một năm trước. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,3% trong ngày và tiếp tục cán mốc thấp hơn 1/3 so với đầu năm 2023.

>>Kinh tế Trung Quốc giảm phát kéo dài, điều gì đang diễn ra?

Sự rút lui của dòng vốn thể hiện nhiều điều, nhưng trước hết là lo ngại của các nhà đầu tư quốc tế đối với triển vọng kinh tế Trung Quốc. Một số nhà đầu tư quan tâm nhất tới mối quan hệ đang xấu đi của Bắc Kinh với các chính phủ phương Tây; trong khi những người khác lo ngại về sự sụp đổ chưa từng thấy trên thị trường bất động sản nước này.

Chỉ 5 năm trước, các nhà đầu tư đã ồ ạt rót vốn vào thị trường chứng khoán Trung Quốc trước triển vọng về sự tăng trưởng kỳ diệu của đất nước này. Các tổ chức đánh giá cao uy tín cũng đặt cược vào đây khi tìm kiếm sự đa dạng hóa khỏi các thị trường truyền thống.

Từ năm 2018 đến năm 2020, chứng khoán Trung Quốc niêm yết trong nước (được gọi là a-shares) đã được thêm vào chỉ số chuẩn của các thị trường mới nổi. Trong khi các nhà cung cấp chỉ số chứng khoán quan trọng nhất thế giới— FTSE và MSCI — cũng thực hiện các điều chỉnh cho phù hợp với thị trường Trung Quốc.

Vào thời kỳ đỉnh cao vào năm 2020, các công ty Trung Quốc chiếm hơn 40% chỉ số theo giá trị. Vào năm 2022, nhà đầu tư  nước ngoài sở hữu số cổ phiếu trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, tương đương 5-10% tổng số giá trị vốn hóa TTCK Trung Quốc đại lục và Hồng Kông.

Các quốc gia hưởng lợi

Câu hỏi đặt ra hiện nay là dòng tiền sẽ chảy đi đâu khi rời khỏi TTCK Trung Quốc? Lời giải nằm ở một số thị trường thay thế - vốn đang chiếm hơn 60% cổ phiếu của các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc - là Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan.

Theo đó, các thị trường này đã nhận được khoảng 16 tỷ USD trong ba tháng cuối năm 2023. Các quốc gia này có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc: Ấn Độ là một quốc gia có thu nhập trung bình đang phát triển nhanh chóng với tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng khổng lồ và Hàn Quốc là quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến của Châu Á.

>>Khủng hoảng nhân khẩu học "đe dọa" kinh tế Trung Quốc

Một số công ty đầu tư đã sẵn sàng cho xu hướng này. Jupiter Asset Management, Putnam Investments và Vontobel đều đã ra mắt các quỹ “phi Trung Quốc” hoạt động tích cực vào năm 2023. Một quỹ ETF dành cho thị trường mới nổi phi Trung Quốc do gã khổng lồ BlackRock phát hành có 8,7 tỷ USD tài sản được quản lý, tăng từ mức 5,7 tỷ USD trong tháng 7 năm ngoái.

Các thị trường mới nổi khác ở Ấn Độ, Hàn Quốc đã trở thành bên hưởng lợi

Các thị trường mới nổi khác ở Ấn Độ hay Hàn Quốc đã trở thành bên hưởng lợi

Các nhà đầu tư phương Tây từng quan tâm tới cổ phiếu công nghiệp của Trung Quốc cũng đang chuyển hướng sang Nhật Bản khi nước này tiến hành những cải cách quản trị doanh nghiệp đầy tham vọng. Năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót khoảng 20 tỷ USD vào các quỹ đầu tư Nhật Bản, mức cao nhất trong một thập kỷ.

Tuy nhiên, không dễ gì có thể thay thế được Trung Quốc, và thị trường chứng khoán cũng vậy. Mỗi lựa chọn thay thế khác nhau theo các chuyên gia đều có những sai sót riêng.

Không giống như các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc, cổ phiếu Ấn Độ rất đắt. TTCK Ấn Độ có định giá P/E cao hơn so với các thị trường lớn mới nổi khác. Hay ở Nhật Bản, mặc dù chứng khoán ở đây tương đối rẻ nhưng chúng khó trở thành lựa chọn chủ yếu cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm mức tăng trưởng thu nhập nhanh chóng.

Tương tự như vậy, chứng khoán Đài Loan và Hàn Quốc được đưa vào danh sách các thị trường mới nổi nhờ tính thanh khoản và khả năng tiếp cận sàn giao dịch của họ, nhưng họ đều là những nền kinh tế phát triển có thu nhập cao.

Quy mô cũng là một vấn đề được các chuyên gia chỉ ra. Ngay cả sau khi tăng trưởng nhanh, tổng vốn hóa TTCK Ấn Độ chỉ đạt 4 nghìn tỷ USD - chưa bằng 1/3 so với Hồng Kông, Thượng Hải và Thâm Quyến cộng lại.

Một yếu tố quan trọng hơn, chứng khoán của Trung Quốc có xu hướng độc lập hơn với diễn biến của các thị trường lớn khác trên thế giới. Trong khi đó, các thị trường khác dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn trước những biến động thất thường của đồng đô la và lãi suất của Mỹ. 

Có thể bạn quan tâm

  • "Bước đi" đột phá của Trung Quốc trong ngành đất hiếm

    03:00, 23/01/2024

  • Lộ diện ngành kinh tế mới đem lại hàng trăm tỷ USD cho Trung Quốc

    Lộ diện ngành kinh tế mới đem lại hàng trăm tỷ USD cho Trung Quốc

    03:00, 21/01/2024

  • Ấn Độ sớm soán “ngôi vương” kinh tế của Trung Quốc?

    Ấn Độ sớm soán “ngôi vương” kinh tế của Trung Quốc?

    04:00, 20/01/2024

  • Nhà đầu tư rục rịch quay trở lại thị trường M&A Trung Quốc

    Nhà đầu tư rục rịch quay trở lại thị trường M&A Trung Quốc

    16:00, 19/01/2024

  • Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản

    Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản "quay lưng" với kinh tế Trung Quốc

    04:00, 17/01/2024

TRƯỜNG ĐẶNG