“Giữ lửa” làng nghề đúc đồng Phước Kiều

TUẤN VỸ - HUỲNH TRÃI 30/01/2024 01:14

Nằm trên Quốc lộ 1A, cách phố cổ Hội An khoảng 8km, làng đúc đồng Phước Kiều (Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) vẫn luôn đỏ lửa dù trải qua bao thăng trầm.

Hơn 400 hình thành và phát triển

Theo ông Dương Ngọc Triều, ban trị sự làng Phước Kiều, nghề đúc đồng Phước Kiều được hình thành do một nghệ nhân là Dương Tiền Hiền di cư từ Thanh Hóa vào truyền dạy. Cuối thế kỉ 18, tại đây có hai xóm là Đông Kiều và Phước Đông, đến đầu thế kỉ 19, triều Nguyễn sát nhập lại thành “xã hiệu Phước Kiều”, còn được gọi là làng đúc đồng Phước Kiều.

Để tạo ra một sản phẩm đồng, phải trải qua nhiều công đoạn từ làm khuôn, sơn khuôn, nấu đồng, đúc đồng và làm nguội. Tuy nhiên, các nghệ nhân tại đây còn có bí quyết pha hợp kim riêng như: đồng đỏ, đồng thau (đồng pha thiếc), đồng xanh (đồng pha kẽm),…

Qua hơn 400 năm, làng Đúc Đồng Phước Kiều

Qua hơn 400 năm, làng đúc đồng Phước Kiều đến nay đã có những thay đổi về hoạt động sản xuất, đặc biệt là gắn sản xuất của làng nghề vào phát triển du lịch địa phương.

Theo tìm hiểu, làng đúc đồng Phước Kiều là nơi sản xuất các sản phẩm từ đồng từ thời cổ đại. Các sản phẩm như chuông, đồng, chiêng, kiểng, mõ, phèng la... dùng để phục vụ trong các dịp lễ hội và đây là những sản phẩm đặc trưng chỉ có làng Phước Kiều mới làm được. Với hơn 400 năm truyền thống, làng đúc đồng Phước Kiều còn là nơi khai sinh hình thể của cồng chiêng và được coi là một trong những làng nghề đúc đồng lâu đời nhất Quảng Nam.

“Đặc biệt để sản phẩm âm thanh được chuẩn âm thì các sản phẩm khi hoàn thiện đều trải qua quá trình thẩm âm bằng đôi tai nhạy bén của những nghệ nhân. Đây là công đoạn vô cùng khó, rất ít người có thể thẩm âm để phù hợp với phong tục, văn hóa của từng dân tộc. Hiện nay, nhiều nơi làm các nhạc cụ đồng bằng cách dập để tạo hình, nhưng chất lượng âm thanh vẫn không thể so được với âm thanh từ các nhạc cụ được đúc tại làng Phước Kiều”, ông Triều chia sẻ.

Giữlửa nghề” cho tương lai

So với những nghề truyền thống khác, nghề đúc đồng đòi hỏi người làm phải có nhiều kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật cao. Đặc biệt, phải yêu nghề thì mới có thể gắn bó với nghề và tạo ra được những sản phẩm chất lượng, tinh xảo.

Ông Triều cho biết, làng Phước Kiều truyền nghề theo mô hình cha truyền con nối, không có trường dạy nghề. Khi trước mỗi cơ sở đúc chỉ chuyên làm một sản phẩm chứ không thể được đa dạng. Bây giờ công nghệ tiên tiến, lớp trẻ theo nghề có thể làm kết hợp được nhiều sản phẩm hơn.

“Khó khăn nhất của làng là nghề đúc đồng chỉ có thể truyền theo kiểu cha truyền con nối, hơn nữa lại rất khó học nghề, có gia đình có rất nhiều con nhưng vẫn không ai học được. Trước đây, cùng một dòng tộc trong nhưng quá trình sản xuất làm khuôn mẫu các thế hệ trước vẫn giấu nghề, bí quyết làm khuôn, chấm khuôn nên sản phẩm bây giờ vẫn chưa được như trước”, ông Triều bày tỏ.

Từng thao tác đều được thực hiện tỉ mỉ để cho ra sản phẩm đạt yêu cầu của khách hàng.

Từng thao tác đều được thực hiện tỉ mỉ để cho ra sản phẩm đạt yêu cầu của khách hàng.

Để vượt qua những khó khăn, những nghệ nhân bắt đầu tìm kiếm thay đổi, bổ sung nhiều sản phẩm mới để phù hợp với thị trường hơn. Các hộ doanh kinh doanh bắt đầu áp dụng nhiều kĩ thuật tiên tiến, máy móc vào hỗ trợ giúp giảm nhiều chi phí nhân công. Đặc biệt, dưới sự quan tâm của chính quyền, làng đúc đồng Phước Kiều được kết nối với nhiều địa phương khác để bán sản phẩm. Từ đó, làng đúc đồng Phước Kiều dần trở lại và phát triển thịnh vượng hơn.

Theo Nghệ nhân ưu tú Dương Ngọc Thắng - Giám đốc công ty TNHH Làng đúc Phước Kiều, trước đây các lái buôn người Kinh sẽ thu mua nhạc cụ bằng đồng như cồng, chiêng, thanh la, … của làng để vận chuyển lên miền núi, bán lại cho lái buôn người dân tộc và các lái buôn người dân tộc sẽ bán lại cho những buôn làng ở đó.

“Bây giờ hầu hết các sản phẩm nhạc cụ dân tộc của làng bán ra đều được các sở văn hóa thông tin của các tỉnh đặt hàng làm. Khi làm gần xong sẽ có những nghệ nhân đến kiểm tra thẩm âm những bộ nhạc cụ”, nghệ nhân Thắng nói.

làng đúc đồng Phước Kiều còn là nơi khai sinh hình thể của cồng chiêng và được coi là một trong những làng nghề đúc đồng lâu đời nhất Quảng Nam.

Làng đúc đồng Phước Kiều là nơi khai sinh hình thể của cồng chiêng và được coi là một trong những làng nghề đúc đồng lâu đời nhất Quảng Nam.

Bên cạnh những sản phẩm nhạc cụ làng Phước Kiều sản xuất, cung cấp cho thị trường nhiều loại đồ đồng, nhôm, gang, … phục vụ nhu cầu truyền thống của gia đình, nhạc cụ phục vụ lễ hội và đặc biệt phát triển các sản phẩm trang trí nội thất phục vụ các dự án du lịch.

Được biết, ước tính mỗi năm, làng đúc đồng Phước Kiều thu về từ khoảng 8-10 tỷ đồng, tạo thu nhập cho người lao động trung bình từ từ 400.000-550 nghìn đồng/ngày. Về số lượng thành phẩm của làng nghề, có đến 70% sản phẩm được phân phối đến các thị trường trong nước và 30% còn lại được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Để có thể tiếp tục phát triển trong tương lai, hiện nay làng đúc đồng Phước Kiều đang đầu tư cải tiến thiết bị hỗ trợ sản xuất, đào tạo tay nghề kỹ thuật cao. Đồng thời giảm giá thành sản phẩm đáp ứng với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, ra mắt nhiều mẫu mã mới và kết hợp với các hoạt động tham quan, du lịch.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển làng nghề trồng quất Cẩm Hà gắn với kinh tế du lịch

    Phát triển làng nghề trồng quất Cẩm Hà gắn với kinh tế du lịch

    02:00, 22/01/2024

  • Phát huy tiềm năng các làng nghề Hội An để phục vụ du lịch

    Phát huy tiềm năng các làng nghề Hội An để phục vụ du lịch

    11:40, 16/01/2024

  • Các làng nghề Nam Định tất bật chuẩn bị Tết

    Các làng nghề Nam Định tất bật chuẩn bị Tết

    04:24, 15/01/2024

  • Nâng tầm giá trị hạt gạo từ sản phẩm làng nghề

    Nâng tầm giá trị hạt gạo từ sản phẩm làng nghề

    21:23, 25/12/2023

TUẤN VỸ - HUỲNH TRÃI