Nâng tầm giá trị hạt gạo từ sản phẩm làng nghề

Diendandoanhnghiep.vn Doanh thu từ nghề làm bánh đa nem ở làng Chều ước đạt khoảng 336 tỷ đồng năm 2023. Bánh đa nem làng Chều đã được xuất khẩu đi nhiều nước, như Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp và các nước Đông Âu...

>>Du lịch là thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ông Trần Văn Chúc, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam chia sẻ về sản phẩm truyền thống bánh đa nem làng Chều đã được duy trì từ nhiều thế kỷ qua.

Doanh thu từ nghề làm bánh đa nem ở làng Chều ước đạt khoảng 336 tỷ đồng năm 2023.

Doanh thu từ nghề làm bánh đa nem ở làng Chều ước đạt khoảng 336 tỷ đồng năm 2023.

Ông Trần Văn Chúc cho biết, tại xã Nguyên Lý hiện có 176 máy đang sản xuất trực tiếp bánh đa nem. Công ăn việc làm của người dân khá ổn định, với mức thu nhập đều hàng tháng, tận dụng được cả những lao động phụ…

Về thị trường xuất khẩu, ông Chúc cho biết bánh đa nem làng Chều đã được xuất khẩu đi nhiều nước, như Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp và các nước Đông Âu. Còn ở trong nước bánh đa nem làng Chều có mặt tại khắp mọi miền đất nước, tiêu thụ nhiều nhất là các dịp lễ, hộ và Tết Nguyên Đán...

Theo ông Trần Văn Tường, chủ cơ sở sản xuất bánh đa nem Chúc Tường làng Chều, việc sản xuất chế biến bánh đa nem đã có từ nhiều đời nay, ban đầu làng nghề sản xuất theo quy trình thủ công thô sơ, tốn nhiều thời gian và công đoạn, quá trình làm còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu làng nghề.

Có thời điểm, nghề chỉ tồn tại trong 3 tháng cuối năm phục vụ cho tết Nguyên Đán, thu nhập của người dân còn thấp. Nhưng đến nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, người dân làng nghề đã đúc kết kinh nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật, từng bước hoàn thiện công nghệ sản xuất.

>>Nam Định: Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

>>Nam Định: Phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

Ông Trần Văn Chúc, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Ông Trần Văn Chúc, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

“Hiện nay làng nghề đã, đang giải quyết được những khâu còn yếu kém, tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất, quan tâm cải tiến công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Tường nói.

Vẫn theo ông Trần Văn Tường, cơ sở luôn thực hiện đầy đủ, đúng quy trình báo cáo đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước sản xuất đảm bảo đúng quy chuẩn.

Với quy trình sản xuất khép kín, chất lượng cao, sản phẩm bánh đa nem của cơ sở  đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng, do đó sản lượng bánh đa nem hàng năm đều tăng cao. Hiện sản lượng tiêu thụ của cơ sở đạt khoảng 50 tấn bánh đa nem/năm.

Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc Công ty Happy Business chuyên sản xuất bánh đa nem chất lượng cao tại làng Chều nhấn mạnh, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được công ty chú trọng, với việc áp dụng công nghệ cao, chuỗi sản xuất khép kín để đảm bảo chất lượng tốt hơn, sản lượng lớn hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn.

“Tôi mong muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Pháp và mang thương hiệu bánh đa nem làng Chều đi khắp thế giới”, ông Định bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc Công ty Happy Business chuyên sản xuất bánh đa nem chất lượng cao tại làng Chều.

Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc Công ty Happy Business chuyên sản xuất bánh đa nem chất lượng cao tại làng Chều.

Vẫn theo ông Nguyễn Văn Định, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, và hạt gạo Việt Nam cũng thuộc diện ngon bậc nhất toàn cầu. Do đó, việc tạo ra các sản phẩm chất lượng cao từ hạt gạo rất có ý nghĩa khi mang lại giá trị gia tăng cao, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.

Bánh đa nem làng Chều có là sản phẩm truyền thống của người dân làng Chều, Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Bánh đa nem làng Chều không chỉ thơm ngon mà còn bởi sự nổi tiếng của làng nghề hơn 700 trăm năm. Sở dĩ bánh đa nem làng Chều được ưa chuộng như vậy là bởi vì nguyên liệu làm bánh 100% tự nhiên không có hóa chất độc hại.

Nguyên liệu chính để tạo nên những tấm bánh thơm ngon là gạo tẻ,  gạo tẻ được chọn lựa kỹ lưỡng bánh mới đảm bảo, không phải gạo nào cũng dùng để tráng bánh người dân làng Chều thường sử dụng gạo Khang Dân.

Ngoài ra, để bánh thêm phần dẻo và dai người dân làng Chều pha thêm muối, tùy vào thời tiết mà tỷ lệ muối khác nhau, thời tiết khô hanh thì lượng muối sẽ nhiều hơn, cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết của mỗi hộ gia đình.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nâng tầm giá trị hạt gạo từ sản phẩm làng nghề tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714313460 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714313460 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10