Cổ phiếu nhóm ngành xuất khẩu nào tiềm năng?

ĐÌNH ĐẠI 04/02/2024 04:05

Năm 2024 hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục phục hồi trên mức nền thấp của cùng kỳ 2023. Các nhóm ngành hàng xuất khẩu tiềm năng phục hồi có thể kể đến như: Thủy sản, dệt may, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

>>>Gỡ vướng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ

Năm 2024 hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục phục hồi trên mức nền thấp của cùng kỳ 2023. Các nhóm ngành hàng xuất khẩu tiềm năng phục hồi có thể kể đến như: Thủy sản, dệt may, gỗ & các sản phẩm từ gỗ.

Năm 2024 hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục phục hồi trên mức nền thấp của cùng kỳ 2023. Các nhóm ngành hàng xuất khẩu tiềm năng phục hồi có thể kể đến như: Thủy sản, dệt may, gỗ & các sản phẩm từ gỗ.

Thị trường xuất khẩu hồi phục

Dẫn số liệu từ Tổng cục thống kê, Chứng khoán Agriseco cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2023 đạt khoảng 683 tỷ USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ các bạn hàng, đối tác thương mại chính như Mỹ, EU đều phải đối mặt với tình trạng suy giảm tăng trưởng kinh tế, dẫn đến nhu cầu đơn hàng sụt giảm ảnh hưởng trực tiếp tới kim ngạch xuất khẩu và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Cán cân thương mại xuất siêu đạt mức kỷ lục 28 tỷ USD, tuy nhiên, nguyên nhân chính đến từ giá trị nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu cho thấy nền kinh tế năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn, tình hình đơn hàng vẫn chưa thực sự khả quan.

Đánh giá về triển vọng phục hồi trong năm 2024, Agriseco cho rằng, mặc dù vẫn sụt giảm so với cùng kỳ nhưng kim ngạch xuất khẩu các tháng gần đây đã có sự cải thiện. Giá trị xuất khẩu của một số nhóm ngành hàng sau khi chạm đáy trong quý I/2023 đã phục hồi qua các tháng.

Bước sang năm 2024, Agriseco kỳ vọng hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục phục hồi trên mức nền thấp của cùng kỳ 2023. Các nhóm ngành hàng xuất khẩu tiềm năng phục hồi có thể kể đến như: Thủy sản, dệt may, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Tương tự, Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cũng nhận định, lượng hàng tồn kho tại Hoa Kỳ đã xuống thấp, xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội phục hồi. Theo TPS, Hoa Kỳ đóng góp gần 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hàng năm. Vì vậy, sự phục hồi của Hoa Kỳ sẽ có tác động tích cực rất lớn tới xuất của Việt Nam.

Từ số liệu của U.S.Census Bureau và GSO cho thấy, các doanh nghiệp bán lẻ của Hoa Kỳ đã tăng nhập khẩu kể từ sau dịch Covid-19, từ tháng 1/2022 đến 11/2022 và xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng mạnh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, kể từ tháng 11/2022 đến tháng 8/2023, xuất khẩu Việt Nam giảm mạnh tương ứng với xu hướng giảm hàng tồn kho của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Tăng trưởng hàng tồn kho của Hoa Kỳ dự báo sẽ về 0% vào thời điểm cuối năm 2023. Do vậy, bước sang 2024, khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng nhập khẩu hàng hoá, xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng lên.

Ngoài yếu tố phục hồi nhập khẩu của Hoa Kỳ, các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện khi chính sách tiền tệ của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam bớt thắt chặt, khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu cho hàng hoá nhiều hơn.

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ FDI (hưởng lợi từ xu hướng đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra) vào ngành chế biến chế tạo trong vài năm gần đây cũng sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong những năm tới.

Nhóm cổ phiếu tiềm năng

Về triển vọng của các doanh nghiệp trong ngành, Chứng khoán Agriseco đánh giá, tình hình đơn hàng của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) đã được cải thiện tích cực. Năm 2023, sản xuất tôm thành phẩm của FMC đạt 21.198 tấn, sản lượng tiêu thụ đạt 17.407 tấn, đặc biệt, các tháng cuối năm có sự cải thiện và tăng trưởng dương trở lại so với cũng kỳ.

Trong quý IV/2023, FMC ghi nhận doanh thu đạt 1.253 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ và Lợi nhuận sau thuế đạt 88,7 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Đây là kết quả khá tích cực trong bối cảnh thị trường xuất khẩu suy giảm, nhiều doanh nghiệp thủy sản khác sụt giảm lợi nhuận.

Lũy kế cả năm 2023, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của FMC lần lượt đạt 5.089 tỷ đồng, giảm 10% so với năm trước và 303,6 tỷ đồng, giảm 6% so với năm trước. Mặc dù cả năm 2023 kết quả kinh doanh của FMC vẫn sụt giảm nhưng đã có sự cải thiện qua các quý và kỳ vọng 2024 sẽ tăng trưởng dương trở lại.

Với Công ty CP Phú Tài (HoSE: PTB), Agriseco nhận định, thị trường xuất khẩu chính dần hồi phục. Xu hướng xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ sau khi tạo đáy vào tháng 1 đang có sự hồi phục mạnh mẽ trong giai đoạn cuối năm.

Cụ thể trong tháng 12/2023, giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt giá trị 747 triệu USD, cao nhất trong năm và tăng 10,2% so với cùng kỳ. Lũy kế quý IV/2023, giá trị xuất khẩu gỗ đạt 2,15 tỷ USD, tăng 16,76% so với cùng kỳ, cho thấy xu hướng phục hồi đang ngày càng rõ nét hơn.

Công ty Chứng khoán này kỳ vọng nhu cầu xuất khẩu sang Hoa Kỳ cải thiện nhờ thị trường bất động sản ấm dần lên: Thị trường Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất của PTB. Kỳ vọng thị trường nhà ở của Mỹ sẽ ấm dần lên nhờ lãi suất vay mua nhà giảm trong năm 2024, qua đó các mảng xuất khẩu gỗ và đá thạch anh có thể phục hồi tích cực

Ngoài ra, Agriseco cũng đánh giá, mảng đá thạch anh là động lực tăng trưởng mới của PTB, khi tỷ trọng đóng góp của mảng đá vào doanh thu và lợi nhuận của PTB ngày càng tăng, PTB dự kiến vận hành giai đoạn 2 nhà máy đá Nhơn Trạch với công suất tăng thêm khoảng 40% so với hiện tại kể từ năm 2024. Thị trường bất động sản trong nước ấm dần lên cũng sẽ là chất xúc tác để các mảng kinh doanh của PTB cải thiện trong năm 2024.

Trong khi đó, với Công ty CP VICOSTONE (HNX: VCS), Agriseco nhận định, kết quả kinh doanh sẽ dần hồi phục về cuối năm. Theo ước tính của đơn vị này, giá trị xuất khẩu của VCS đang có xu hướng phục hồi tích cực nửa cuối năm 2023. Cụ thể, giá trị xuất khẩu trong quý IV/2023 của VCS tăng xấp xỉ 20% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm.

Theo Agriseco, thị trường Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất của VCS. Thị trường nhà ở của Mỹ được dự báo ấm dần lên nhờ lãi suất cho vay giảm. Điều này sẽ tạo cơ hội thúc đẩy doanh số xuất khẩu sang các thị trường lớn của VCS.

Ngoài ra, Hoa Kỳ đã áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm đá nhân tạo từ thị trường Ấn Độ (quốc gia xuất khẩu đá lớn nhất sang Hoa Kỳ). Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đá nhân tạo ở Việt Nam nói chung và VSC nói riêng có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, VCS đã tiến hành nhận chuyển nhượng dự án nhà máy sản xuất nhựa Polyester ứng dụng sản xuất đá nhân tạo để hoàn thiện chuỗi giá trị. Đây dự kiến là động lực tăng trưởng và tăng biên lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Gỡ vướng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ

    Gỡ vướng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ

    00:00, 18/12/2023

  • Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu

    Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu

    02:37, 10/12/2023

  • GMD: Triển vọng tươi sáng khi hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi

    GMD: Triển vọng tươi sáng khi hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi

    04:13, 05/12/2023

  • Thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc

    Thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc

    06:34, 01/12/2023

  • Hoạt động xuất nhập khẩu của Hải Dương gặp khó

    Hoạt động xuất nhập khẩu của Hải Dương gặp khó

    01:03, 01/12/2023

ĐÌNH ĐẠI