Hoạt động xuất nhập khẩu của Hải Dương gặp khó

TRUNG THÀNH 01/12/2023 01:03

Hiện hoạt Thị trường xuất khẩu của Hải Dương chủ yếu là Hoa Kỳ, Australia, Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục gặp khó khăn do kinh tế suy thoái.

>>>Hải Dương: Bàn giải pháp bảo đảm giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95%

Theo Sở Công thương, 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hải Dương ước đạt 8 tỷ 818 triệu USD, bằng 75% kế hoạch năm; giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là dệt may, giày dép, máy móc, các sản phẩm điện tử và linh kiện, dây điện và dây cáp điện. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Australia, Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Theo Chi cục Hải quan Hải Dương: Trong tháng 9 đầu năm Chi cục đã thực hiện 18.425 tờ khai xuất khẩu và 17.587 tờ khai nhập khẩu. Tính từ đầu năm đến nay, Chi cục Hải quan Hải Dương đã thực hiện trên 151.000 tờ khai nhập khẩu, tăng 5% so cùng kỳ năm 2022, với kim ngạch nhập khẩu khoảng 5,9 tỷ USD; khoảng 155.000 tờ khai xuất khẩu, tăng gần 1,2 % so với so với cùng kỳ năm 2022, với tổng kim ngạch xuất khẩu trên 7 tỷ USD.

Tính riêng tháng 7, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh gần 1,6 tỷ USD, mức cao nhất kể từ đầu năm (ảnh minh họa)

Tháng 7, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh gần 1,6 tỷ USD, mức cao nhất kể từ đầu năm (ảnh minh họa)

Trong đó hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Hải Dương. Trong đó có các doanh nghiệp lớn như: Công ty TNHH: Etron Việt Nam Technologies, Công nghiệp Brother Việt Nam, Sumidenso Việt Nam, Hyundai Kefico Việt Nam, May Tinh Lợi... ước đạt 2.218 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Cục Thống kê tỉnh, nếu như quý III/2023, sản xuất công nghiệp của Hải Dương có dấu hiệu phục hồi nhưng còn yếu thì sang quý IV, dấu hiệu phục hồi rõ ràng hơn. Trong đó ngành chế biến, chế tạo là trọng điểm trong sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trưởng liên tục, từ tháng 8 đến tháng 11/2023 đều tăng hơn 10% so với năm 2022.

Tháng 11/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hải Dương tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng có mức tăng trưởng cao nhất từ đầu năm tới nay. Tính chung 11 tháng năm 2023, sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có chỉ số tăng cao tác động đến chỉ số chung toàn ngành là sản xuất xe có động cơ tăng 21,1%, sản xuất và phân phối điện tăng 16,7%, sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 9,4%, sản xuất các sản phẩm điện tử tăng 4,1%...

Riêng sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 6,6% do hoạt động đầu tư xây dựng giảm, nhất là xây dựng khu vực dân cư nên nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng không cao. Tuy nhiên, một số ngành có mức tăng trưởng thấp hoặc giảm đã tác động trái chiều đến mức tăng trưởng chung.

Trong tháng 9, Chi cục Hải quan Hải Dương đã thực hiện 18.425 tờ khai xuất khẩu và 17.587 tờ khai nhập khẩu (Ảnh: Báo Hải Dương)

Trong tháng 9, Chi cục Hải quan Hải Dương đã thực hiện 18.425 tờ khai xuất khẩu và 17.587 tờ khai nhập khẩu (Ảnh: Báo Hải Dương)

Theo ông Nguyễn Thành Nam – Giám đốc Công ty XNK Nam Thành: Hiện nay ngành may mặc, giày dép gặp khó do các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản đều suy giảm do tình hình lạm phát, sức tiêu dùng giảm. Trong ngắn hạn chưa có tín hiệu phục hồi. Đồng thời Trung Quốc mở cửa trở lại làm nguồn cung tăng đột biến, trong khi cầu thấp đã gây áp lực lớn lên giá sản xuất hàng hóa…

Hầu hết doanh nghiệp may mặc, da giày thiếu hụt đơn hàng, công nhân phải nghỉ việc hoặc làm luân phiên. Sản lượng của 2 ngành này lần lượt giảm 9,3% và 3,8%, tác động làm chỉ số chung giảm 0,7 điểm %. Bên cạnh đó, sản xuất than cốc cũng giảm 26,8%; tác động làm chỉ số chung giảm 0,3 điểm %.

Ngành sản xuất thiết bị điểm giảm 31,2% làm chỉ số chung giảm 1,2 điểm %. Nguyên nhân là do một doanh nghiệp lớn trong ngành là công ty TNHH Ducar Việt Nam chủ yếu sản xuất máy phát điện để xuất sang Mỹ. Nhưng từ cuối năm 2022 tới nay, thị trường này bị ảnh hưởng bởi lạm phát, số lượng đơn hàng giảm mạnh.

Từ đó tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh Hải Dương tại thời điểm này dự ước bằng 100,6% so với tháng trước, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chỉ số sử dụng lao động giảm được đánh giá là do một số ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, giày dép, sản xuất đồ chơi phải cắt giảm lao động do sự thiếu hụt đơn hàng. Một số doanh nghiệp không có việc làm buộc phải cho lao động nghỉ phép luân phiên hoặc cắt giảm lao động.

Theo Sở Công thương: Hiện nay, giá trị nhập khẩu hàng hóa ước đạt 7 tỷ 94 triệu USD, bằng 72,1% kế hoạch năm, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đã tăng trở lại trong các tháng cuối năm nhưng tính chung từ đầu năm đến nay vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu hàng hóa giảm do kinh tế thế giới chưa phục hồi đã tác động, ảnh hưởng đến Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Nhiều vi phạm trong bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

    Hải Dương: Nhiều vi phạm trong bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

    19:14, 30/11/2023

  • Hải Dương: Liên kết doanh nghiệp phát triển nông nghiệp

    Hải Dương: Liên kết doanh nghiệp phát triển nông nghiệp

    17:05, 29/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hoạt động xuất nhập khẩu của Hải Dương gặp khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO