Lý do khiến Apple chuyển sang Việt Nam
Apple gần như đã rời khỏi Trung Quốc để chuyển đến Ấn Độ và Việt Nam. Lý do thực sự bây giờ mới được tiết lộ rõ ràng.
>>Thời hoàng kim của smartphone Apple đang xuống dốc?
Doanh số bán hàng của Apple tại Trung Quốc trong năm 2023 đã giảm 13% xuống còn hơn 20 tỷ USD. Thị trường quan trọng nhất của “táo khuyết” ngày càng trở nên khó tính và sự cạnh tranh ráo riết từ Huawei khiến giới lãnh đạo doanh nghiệp này tính kế khác.
Trong đó, giới nghiên cứu công nghệ chỉ ra rằng, sự hồi sinh của Huawei là mối đe dọa với Iphone của Apple. Vào năm 2019 và 2020, chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt đối với Huawei, khiến tập đoàn này không được cung cấp chip và công nghệ cần thiết cho 5G trong 3 năm qua.
Sự kiện này đã đánh bật Huawei khỏi ngôi vị nhà sản xuất smartphone lớn nhất toàn cầu. Một khi điện thoại của Huawei mất đi khả năng cạnh tranh do thiếu 5G và không có chất bán dẫn tiên tiến, khách hàng đổ xô sang IPhone.
Nhưng dòng sản phẩm Mate 60 Pro của Huawei sử dụng chip 5nm đang giúp Trung Quốc lật ngược tình thế. Chiếc điện thoại không phải là vấn đề lớn, mà giới quan sát công nghệ toàn cầu ngạc nhiên với chip 5nm “made in China” được coi là tiên tiến nhất thế giới. Điều này đủ sức đưa Trung Quốc lên ngang hàng với Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn.
Không chỉ Huawei đang thách thức Apple, các thương hiệu nội địa khác từ Xiaomi đến Oppo cũng đang dần lấn sân sang thị trường cao cấp nhưng với mức giá rẻ hơn.
Sự thật là Iphone dần trở nên kém hấp dẫn tại Trung Quốc, một phần vì nó được xem la món đồ xa xỉ với số đông, mặt khác Iphone không phải là chiếc điện thoại có thể cập nhật kịp thời thị hiếu của giới trẻ Trung Quốc, tỏ ra chậm hơn so với Honor và Samsung.
Năm ngoái, nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức, từ sự sụp đổ trong lĩnh vực bất động sản đến nhu cầu tiêu dùng yếu. Những thách thức này có thể tiếp tục kéo dài đến hết năm 2024 và ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng.
Nguyên nhân khác rất quan trọng là rủi ro địa chính trị rình rập công ty phương Tây đang đặt toàn bộ triển vọng doanh thu tại thị trường lớn nhất hành tinh. Năm ngoái, Trung Quốc đã gia hạn lệnh cấm nhân viên tại các cơ quan chính phủ và các công ty được nhà nước hậu thuẫn ngừng mang IPhone và các thiết bị nước ngoài khác vào trụ sở. Đỉnh điểm là sự việc xảy ra vào tháng 11/2022, 20.000 công nhân nhà máy lắp ráp Iphone ở thành phố Trịnh Châu biểu tình và đình công. Do vậy, Apple bắt đầu tính chuyện rời khỏi Trung Quốc từ năm 2022, đến Ấn Độ và Việt Nam.
Tính đến tháng 9/2023, tập đoàn Apple đã hoàn tất di chuyển 11 nhà máy trong chuỗi cung ứng của hãng - sản xuất thiết bị nghe nhìn sang Việt Nam, trong đó toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh đã đến Việt Nam và Ấn Độ.
>>Vì sao Apple “không nửa lời” nhắc tới AI?
Trong tương lai gần, chắc chắn hàng trăm nhà cung cấp khác trên khắp thế giới đều quy tụ về gần nhất với các trung tâm sản xuất thành phẩm của Apple. Nhiều chuyên gia cho rằng, Ấn Độ mới là “công xưởng thế giới” mới, nhưng không phải Việt Nam không có cơ hội cạnh tranh.
Tờ Nikkei Asia tiết lộ, Apple đã đàm phán với các nhà cung ứng chuyển dần sang Ấn Độ, nhưng vấn đề là các công ty này khó giữ mức giá sản phẩm ngang bằng khi sản xuất tại Trung Quốc do vấn đề chi phí vận chuyển, chi phí gia nhập thị trường, tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Thậm chí, một số doanh nghiệp đã từ chối lời đề nghị của Apple. Có nghĩa là cơ hội sẽ đến với doanh nghiệp cung ứng khác.
Trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng, chi phí gia nhập thị trường để mời gọi các tổ hợp cung ứng 1.500 linh kiện cho mỗi chiếc Iphone.
Có thể bạn quan tâm