Khát vọng doanh nhân Việt: Nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc
Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, để thúc đẩy phát triển đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới theo tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW, chuyên gia cho rằng, cần nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc…
>> Hiện thực hóa mục tiêu - Lào Cai cần thúc đẩy phát triển đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp
Theo tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW, đội ngũ doanh nhân là lực lượng nòng cốt góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan liên quan mà còn chính từ bản thân đội ngũ doanh nhân Việt Nam.
Đáng nói, trong bối cảnh mới, kinh tế thế giới đầy khó khăn và bất định đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, phát huy và nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc cho các thế hệ đội ngũ doanh nhân được cho sẽ giải pháp quan trọng góp phần vào việc hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước, để Việt Nam ngày càng thịnh vượng, hùng cường.
Nhằm nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng - Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải và PGS.TS Trần Minh Tuấn - Học viện Chính trị khu vực II cho rằng, cần thiết phải tiến hành hệ thống các giải pháp một cách đồng bộ.
Cụ thể, về phía Nhà nước, cần khẩn trương triển khai Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới bằng việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và xã hội về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước.
>> VCCI luôn đồng hành và thúc đẩy kinh doanh tuân thủ pháp luật
Tập trung tuyên truyền, vận động đội ngũ doanh nhân nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, sứ mệnh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh. Chú trọng tôn vinh, biểu dương các tấm gương doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu, kịp thời tạo động lực tinh thần mạnh mẽ để đội ngũ doanh nhân tích cực phấn đấu vươn lên đồng hành cùng dân tộc, đóng góp, cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
Bên cạnh đó, từng bước mở rộng, hoàn thiện cơ chế đối thoại, tham vấn của các cơ quan dân cử, cơ quan quản lý Nhà nước với đội ngũ doanh nhân trong quá trình xây dựng, hoạch định, tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các bên trong việc xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu: công nghiệp hỗ trợ, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ,...
Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân. Nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân ở các cơ sở đào tạo và dạy nghề theo hướng vừa cơ bản, hệ thống, vừa hiện đại, cập nhật những tri thức mới, thành tựu mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân, khuyến khích doanh nhân ở tất cả các thành phần kinh tế tham gia, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các vấn đề mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp, quản trị kinh doanh hiện đại, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn, xu hướng kinh doanh mới,…
Cũng theo các chuyên gia, về phía đội ngũ doanh nhân, cần có ý thức nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc trên các quy tắc về đạo đức doanh nhân Việt Nam là tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội; tuân thủ pháp luật; minh bạch, công bằng, liêm chính; sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.
Chủ động trau dồi thêm kiến thức pháp luật kinh doanh, nâng cao trình độ, kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp trong quản lý; từng bước xây dựng văn hóa liêm chính, đạo đức kinh doanh, liên kết phát triển giữa các doanh nghiệp Việt Nam; chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: xây dựng chiến lược, mục tiêu và kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn một cách phù hợp. Từ đó, có kế hoạch phân bổ nguồn lực hợp lý cho nâng cao năng lực, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là năng lực đổi mới sáng tạo và thích ứng. Các doanh nghiệp dẫn dắt trong chuỗi cần phát huy vai trò trong hỗ trợ doanh nghiệp khác về công nghệ, đào tạo lao động để giúp tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Đồng thời, mở rộng liên kết, hợp tác và sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
(Bài tết) Khát vọng doanh nhân “mới”: Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế
20:26, 04/02/2024
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành: Ươm mầm khát vọng doanh nhân
16:25, 26/06/2023
Khát vọng doanh nhân
13:37, 27/10/2022
Đêm nhạc "Khát vọng doanh nhân"
20:53, 04/10/2022
Khát vọng doanh nhân về một quốc gia hùng cường
22:29, 01/01/2022