Khát vọng doanh nhân Việt: Tiếp tục hoàn thiện thể chế

Bài: GIA NGUYỄN - Ảnh: QUỐC TUẤN 10/02/2024 04:00

Với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện, để thúc đẩy đội ngũ doanh nhân phát triển, theo chuyên gia, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế…

>> Thế hệ doanh nhân mới với sự học khai phóng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển không ngừng về số lượng. Tính đến nay, Việt Nam đang có khoảng gần 7 triệu doanh nhân, 860 nghìn doanh nghiệp. Khu vực này cũng đóng góp hơn 60% GDP, 70% nguồn thu ngân sách Nhà nước, tạo ra việc làm cho 14,7 triệu lao động, chiếm gần 28% lực lượng lao động của toàn xã hội.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển không ngừng về số lượng - Ảnh minh họa

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển không ngừng về số lượng - Ảnh minh họa

Đội ngũ doanh nhân được xem là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, nâng cao vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, đội ngũ doanh nhân còn tạo công ăn việc làm, cũng như an sinh xã hội, phục vụ công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo động lực đã được ban hành và thực thi, rất nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã tạo đột phá trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh để hình thành những tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh với những dự án đầy tham vọng, mang tầm vóc quốc tế, tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng như sản xuất ô-tô, hàng không, công nghệ thông tin,...

>> Doanh trí mới cho thế hệ Doanh nhân mới

Đội ngũ doanh nhân được xem là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Ảnh minh họa

Đội ngũ doanh nhân được xem là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Ảnh minh họa

Đặc biệt, trên tinh thần Đại hội XIII của Đảng: “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc của người lao động và tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, ngày 10/10/2023 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Nội dung Nghị quyết một lần nữa khẳng định quan điểm, “đội ngũ doanh nhân là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập về quốc tế, xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng an ninh” để đưa ra những định hướng, chủ trương thúc đẩy đội ngũ doanh nhân phát triển.

Để hiện thực hóa những chủ trương, định hướng mà Nghị quyết 41-NQ/TW đã đề ra trong phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới, TS. Ngô Thị Phương Liên – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế.

Cụ thể, cần đẩy mạnh tuyên truyền để làm thay đổi và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ doanh nhân trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước...

Bên cạnh đó, cần xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là hệ thống chính sách, pháp luật, nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thuận lợi để bảo vệ, khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn chân chính, đổi mới sáng tạo; ngăn ngừa, thải loại doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn phi pháp.

“Chính việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi là tạo điều kiện để xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân”, vị chuyên gia này bày tỏ.

Cùng với giải pháp đã nêu, TS. Ngô Thị Phương Liên cũng cho rằng, cần xây dựng chuẩn mực đạo đức, văn hóa của doanh nhân Việt Nam yêu nước, sáng tạo, đam mê kinh doanh, chủ động hội nhập, dám nghĩ, dám làm, có trách nhiệm với người lao động, với cộng đồng, có văn hóa và tuân thủ pháp luật. Trên cơ sở đó, đội ngũ doanh nhân không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, xung kích, đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hóa kinh doanh, gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hóa kinh doanh thế giới; lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm cốt lõi, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; thực hiện trách nhiệm xã hội, tham gia tích cực các hoạt động giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,…

Đồng thời, khuyến khích thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề, các câu lạc bộ doanh nhân nhằm tập hợp, thu hút đông đảo doanh nhân tham gia, thông qua đó, họ có điều kiện trao đổi, liên kết, hỗ trợ nhau. Theo đó, tổ chức các Hiệp hội doanh nghiệp cần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động; thực sự là cầu nối, là đại diện của doanh nhân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nhân. Chính quyền các cấp cũng cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất và quan tâm đến hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề.

“Ngoài ra, cần chú trọng công tác nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân theo hướng vừa trang bị hệ thống tri thức một cách bài bản vừa cập nhật, bổ sung hệ thống tri thức mới về quản trị, kinh doanh trong điều kiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế… cách thức đào tạo là kết hợp giữa trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm với tổ chức thực hành tạo điều kiện cho họ “cọ xát” thực tế…”, vị chuyên gia này khuyến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Thế hệ doanh nhân mới với sự học khai phóng

    Thế hệ doanh nhân mới với sự học khai phóng

    02:00, 02/12/2023

  • CEO 4.0 - Bệ phóng cho thế hệ doanh nhân mới

    CEO 4.0 - Bệ phóng cho thế hệ doanh nhân mới

    12:00, 23/10/2023

  • Doanh trí mới cho thế hệ Doanh nhân mới

    Doanh trí mới cho thế hệ Doanh nhân mới

    04:00, 01/05/2023

  • Doanh nhân mới với cảm hứng mới

    Doanh nhân mới với cảm hứng mới

    04:00, 26/01/2023

  • Xây dựng một thế hệ doanh nhân mới

    Xây dựng một thế hệ doanh nhân mới

    12:19, 26/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khát vọng doanh nhân Việt: Tiếp tục hoàn thiện thể chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO