TikTok đang “thâu tóm” Đông Nam Á
TikTok chính thức trở thành công cụ giúp tranh cử Tổng thống Indonesia - đánh dấu bước ngoặt lịch sử để mạng xã hội này sánh ngang Facebook, Twitter,...
>>TikTok vươn mình, Shopee và Lazada vượt khó
Với khoảng 130 triệu người dùng hàng tháng, Indonesia trở thành thị trường lớn thứ hai của TikTok. Đất nước đông dân nhất Đông Nam Á sẽ bước vào cuộc bầu cử Tổng thống vào giữa năm 2024. Các ứng viên bắt đầu nhận ra sức mạnh của nền tảng mạng xã hội này trong việc quảng bá chính sách, giành lá phiếu của cử tri.
Aryo Seno Bagaskoro, người phát ngôn cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của Ganjar Pranowo, cựu Thống đốc Trung Java, nói rằng: “Năm 2019, đó là cuộc bầu cử bằng Instagram. Lần này là cuộc bầu cử bằng TikTok”.
Hai ứng viên Tổng thống Indonesia còn lại, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto và cựu Thị trưởng Jakarta Anies Baswedan đã tung ra nội dung quảng bá hình ảnh cá nhân hướng đến thị hiếu giới trẻ trên nền tảng Tiktok.
Đây là tiền lệ chưa từng có trong lịch sử bầu cử tại “xứ vạn đảo”. Các chính trị gia lớn tuổi đã phải bắt tay vào một khóa học cấp tốc cho chiến dịch tranh cử bằng TikTok. Tuy vậy, khi sức mạnh của TikTok trở nên rõ ràng, mối lo ngại về khả năng bị lạm dụng của nó cũng ngày càng tăng như Facebook, Twitter... đã góp phần vào thất bại của ông Donald Trump.
Sự tham gia của mạng xã hội vào đời sống chính trị bây giờ không phải là điều mới mẻ. Thứ mà các nhà kinh tế quan tâm hơn là làm thế nào để TikTok - với xuất phát điểm là một doanh nghiệp công nghệ non trẻ, từng bước đánh bật các đối thủ phương Tây tại khu vực Đông Nam Á.
Năm ngoái, phát biểu tại thủ đô Jakarta, CEO TikTok Shou Zi Chew nêu rõ công ty này chuẩn bị đầu tư hàng tỷ USD cho thị trường Indonesia và các nước Đông Nam Á khác trong vài năm tới.
Đó là chiến lược rõ ràng, thoạt đầu nền tảng này tỏ ra chiều chuộng khách hàng hết mức, tập trung vào phân khúc video ngắn, kích thích xem nhiều hơn đọc và nghe. Khi đạt được 1 tỷ người dùng ổn định vào tháng 9/2021, ByteDance - doanh nghiệp chủ quản của TikTok đã chìa ra công cụ để thực hiện giao dịch thương mại điện tử.
Thế giới công nghệ chưa từng ghi nhận trường hợp một nền tảng mạng xã hội có thể cạnh tranh sòng phẳng với các sàn thương mại điện tử thuần túy. Nếu bạn vào Lazada, Amazon, Shopee,… ngay lập tức bị bủa vây bởi lời chào mời mua sắm.
>>Thương vụ chiến lược của TikTok ở Đông Nam Á
Nhưng TikTok không chỉ mua sắm mà còn giải trí, cho phép chủ shop online vừa review sản phẩm vừa “chốt đơn”. Trên thực tế, trong vòng chưa đầy ba năm từ khi ra mắt, TikTok Shop đã nổi lên như một công ty thương mại điện tử quan trọng ở Đông Nam Á, đạt GMV 4,4 tỷ USD vào năm 2022. Đến năm 2023, thị phần dự kiến của TikTok Shop ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng lên 13,2%, ngang hàng với các công ty lớn như Lazada và Tokopedia.
Chew Wee, Giám đốc Tiếp thị Kinh doanh của TikTok không ngại ngần tuyên bố: “TikTok Shop thể hiện sự hội tụ tối ưu giữa nội dung và thương mại, với trải nghiệm mua sắm độc đáo dành cho tất cả mọi người”.
Trở lại với việc nhiều ứng viên Tổng thống Indonesia chọn TikTok làm phương tiện tranh cử đã cho thấy nền tảng này hoàn toàn có thể thao túng quyền lực chính trị trong khu vực.
Phải mất rất nhiều thời gian để thế giới cảm nhận được sự “nguy hiểm” của Google, Facebook, Twitter. Nhưng chỉ cần vài năm để “gã khổng lồ” công nghệ đến từ Trung Quốc làm được điều tương tự.
Có thể bạn quan tâm
Cuộc chiến thực sự giữa TikTok và Universal
04:00, 04/02/2024
TikTok vươn mình, Shopee và Lazada vượt khó (phần 2)
03:00, 29/01/2024
TikTok vươn mình, Shopee và Lazada vượt khó (phần 1)
01:00, 28/01/2024
Đột nhập “vũ trụ giải trí” được dàn hot tiktoker “săn lùng”
18:04, 18/12/2023
Thương vụ chiến lược của TikTok ở Đông Nam Á
01:00, 14/12/2023