McDonald’s thực sự kiếm tiền như thế nào?

NGUYỄN CHUẨN 13/02/2024 02:00

Không nói thì chúng ta đều biết tiền của McDonald’s đến từ việc bán bánh mì kẹp thịt. Tuy nhiên, đó lại không phải là cách mà gã khổng lồ thức ăn nhanh kiếm được phần lớn số tiền của mình.

>>>Từ McDonald’s đến Phở Thìn

Khởi đầu với "dịch vụ Speedee"

Khi anh em nhà McDonald lần đầu tiên mở nhà hàng vào năm 1940, Richard James “Dick” McDonald (1909-1998) và Maurice James “Mac” McDonald (1902-1971), đã kiếm được phần lớn số tiền từ việc bán rất nhiều bánh mì kẹp thịt bằng “Hệ thống dịch vụ Speedee” mới của mình.

việc bán rất nhiều bánh mì kẹp thịt bằng “Hệ thống dịch vụ Speedee”.

McDonald's khởi đầu bằng việc bán rất nhiều bánh mì kẹp thịt với “Hệ thống dịch vụ Speedee”.

“Hệ thống dịch vụ Speedee” là một phương pháp “đinh” trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh thế giới vào thời điểm đó, khi các công đoạn chuẩn bị bánh burger của nhà hàng được thực hiện theo dây chuyền.

Hệ thống này có nghĩa là họ có thể chế biến và bán được rất nhiều bánh mì kẹp thịt với giá rất thấp. Với thực đơn không quá phức tạp như bây giờ, McDonald’s khi đó đã cung cấp thức ăn cho thực khách chỉ trong vài phút, trong khi tại các quán ăn lân cận, khách phải chầu trực hàng giờ đồng hồ mới được phục vụ.

McDonald’s đã rất thành công với “Hệ thống dịch vụ Speedee” và mọi người bắt đầu yêu thích bánh mì kẹp thịt của họ. Điều này bắt đầu tạo ra nhu cầu về các nhà hàng mới ở những nơi khác trên khắp nước Mỹ. Sau đó, mô hình kinh doanh của họ thay đổi và họ bắt đầu kiếm được phần lớn số tiền từ “Mô hình Nhượng quyền”.

Phát triển “Mô hình nhượng quyền”

Trên thực tế, McDonald’s không sở hữu hầu hết các cửa hàng, 85% các nhà hàng McDonald’s thuộc sở hữu của những cá nhân muốn kinh doanh riêng, những người này được gọi là “đại lý nhượng quyền”.

Ray Kroc là người đã tạo nên

Ray Kroc là người đã tạo nên "đế chế" thức ăn nhanh McDonald's ngày nay.

Bên “đại lý nhượng quyền” phải nộp đơn xin McDonalds sở hữu một nhà hàng. Nếu McDonald’s chấp thuận đơn đăng ký của họ thì bên nhận quyền sẽ trả cho McDonald’s một khoản phí để sử dụng tên của họ và được cấp một nhà hàng. Sau đó, bên nhận quyền sẽ trả tiền cho món ăn chưa nấu chín của McDonalds và trả lại một phần lợi nhuận mà họ kiếm được cho McDonald’s. Và sau một vài năm, bên nhận quyền có thể có nhiều hơn một nhà hàng.

Rõ ràng, McDonalds đã kiếm được tiền từ việc bán bánh mì kẹp thịt bằng một cách gián tiếp. Bên nhận quyền bán bánh mì kẹp thịt và McDonald’s được bên nhượng quyền trả tiền. Điều này có nghĩa là McDonald's có thể mở rất nhiều nhà hàng mà không cần tốn nhiều công sức.

Sau này, anh em nhà McDonald đã thuê một đại lý nhượng quyền có tên là Ray Kroc. Công việc của Ray Kroc là tìm và thành lập các nhà hàng nhượng quyền trên khắp nước Mỹ. Ray Kroc đã nhận ra sự ưu việt của mô hình này đến mức đã quyết định đề nghị anh em nhà McDonald nhượng lại quyền kinh doanh cho mình vào năm 1961.

Ray Kroc sau đó đã mở rộng đáng kể số lượng nhà hàng được nhượng quyền. Điều này dẫn họ đến một chiến lược mới có thể giúp McDonald's kiếm được nhiều tiền hơn nữa.

>>>McDonald’s loay hoay tìm lối đi riêng

>>>McDonald’s “tung chiêu” hút khách hàng

Công ty bất động sản McDonalds?

Trên thực tế, McDonald’s sở hữu phần lớn diện tích đất có nhà hàng và sở hữu nhiều tòa nhà nhà hàng. Điều này có nghĩa là bên nhận quyền không sở hữu nhà hàng của mình mà họ thuê chúng và họ trả tiền thuê cho công ty McDonald’s.

McDonalds trở thành một trong những công ty bất động sản lớn nhất thế giới.

McDonalds là một trong những công ty bất động sản lớn nhất thế giới.

Với chiến lược kinh doanh đi trước thời đại của mình, McDonald's luôn có những người được nhượng quyền sẵn sàng trả tiền thuê nhà. Ngày nay, họ có mặt ở khắp mọi nơi. Các nhà hàng đều nằm ở những vị trí đắc địa trên khắp thế giới nên giá thuê rất cao. Người được nhượng quyền cũng phải trả cho McDonald’s nhiều tiền thuê hơn so với phí nhượng quyền và phần trăm lợi nhuận.

Bên cạnh đó, giá trị tài sản các nhà hàng của McDonald’s cũng đã tăng lên rất nhiều trong nhiều thập kỷ đã qua. Vì vậy, họ tiếp tục có tiền từ việc tăng giá vốn (sự chênh lệch giữa số tiền họ mua nhà hàng so với giá trị hiện tại). Chính điều đó đã biến McDonalds trở thành một trong những công ty bất động sản lớn nhất thế giới.

Nhìn chung, McDonald's đã xây dựng một thương hiệu mạnh từ những ngày đầu đến mức giờ đây họ không phải tự mình bán bánh mì kẹp thịt mà đã có người khác làm việc đó thay cho họ. Cách McDonald’s thực sự kiếm tiền đã cho thấy sự quan trọng của chiến lược doanh nghiệp như thế nào. Nếu McDonald's chỉ tập trung vào việc bán bánh mì kẹp thịt thì có lẽ họ đã không có nhiều nhà hàng hay kiếm được nhiều tiền như vậy.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh thu Apple Service nhiều hơn cả Nike cộng McDonald’s

    Doanh thu Apple Service nhiều hơn cả Nike cộng McDonald’s

    04:30, 15/02/2023

  • McDonald’s bán hàng của… đối thủ

    McDonald’s bán hàng của… đối thủ

    05:05, 23/10/2022

  • Nhân viên McDonald’s đau đầu vì chiến dịch marketing

    Nhân viên McDonald’s đau đầu vì chiến dịch marketing

    03:55, 10/10/2022

  • McDonald’s hoạt động trở lại tại Ukraine

    McDonald’s hoạt động trở lại tại Ukraine

    00:10, 22/09/2022

  • Gã khổng lồ McDonald’s bị “người tí hon” kiện 900 triệu USD

    Gã khổng lồ McDonald’s bị “người tí hon” kiện 900 triệu USD

    03:54, 08/03/2022

  • McDonald’s đăng ký thương hiệu nhà hàng vũ trụ ảo

    McDonald’s đăng ký thương hiệu nhà hàng vũ trụ ảo

    03:08, 14/02/2022

  • McDonald’s loay hoay tìm lối đi riêng

    McDonald’s loay hoay tìm lối đi riêng

    04:12, 05/06/2021

NGUYỄN CHUẨN