“Thiếu hụt niềm tin” trong kinh tế Trung Quốc

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 15/02/2024 04:00

Trung Quốc không thiếu động lực để phá vỡ giới hạn tăng trưởng cũ, nhưng "niềm tin" với thị trường, nhà đầu tư, người tiêu dùng là vấn đề lớn.

Kinh tế Trung Quốc đang ở giai đoạn khó khăn

Kinh tế Trung Quốc đang ở giai đoạn khó khăn

>>Công nghiệp bán dẫn Trung Quốc “mắc kẹt” ở đâu?

Nhiều chuyên gia đã nhận xét như vậy tại một hội thảo cấp cao về kinh tế vĩ mô mới diễn ra tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả rập. Sự “thiếu hụt niềm tin” trong nền kinh tế Trung Quốc đã xảy ra trên hai khía cạnh, đó là nhà đầu nước ngoài thiếu niềm tin vào Trung Quốc và những người tiêu dùng trong nước không dám chi tiêu mạnh tay.

Thịt heo là thực phẩm chủ đạo tại Trung Quốc trong dịp Tết Âm lịch, nhưng nhu cầu mặt hàng này vẫn suy yếu. Hiện tượng kinh tế này cho thấy bức tranh kinh tế vĩ mô không mấy sáng sủa.

Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ kinh tế Trung Quốc, nơi thị trường chứng khoán biến động, vấn đề giảm phát và khủng hoảng tài sản đang phủ “bóng đen” lên triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Theo báo cáo mới đây của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nhu cầu về nhà ở mới ở Trung Quốc sẽ giảm khoảng 50% trong thập kỷ tới.

Nhu cầu về nhà ở mới giảm sẽ khiến việc giải quyết hàng tồn kho dư thừa trở nên khó khăn hơn, kéo dài quá trình điều chỉnh trong trung hạn và gây áp lực lên tăng trưởng. Bởi bất động sản và các ngành liên quan chiếm khoảng 25% tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế số 2 thế giới.

Trung Quốc muốn thay đổi động lực tăng trưởng kinh tế, với chiến lược “tuần hoàn kép”, phát huy nội lực trong nước (Tiêu dùng nội địa nhiều hơn và ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu). Nhưng để làm được điều đó cần niềm tin của người tiêu dùng.

Biểu đồ phân tích của IMF cho thấy nếu không cải cách cơ cấu sâu sắc, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể giảm xuống dưới 4%. Tuy nhiên, mỗi quá trình chuyển đổi công nghiệp lớn đều có một cuộc suy thoái lớn hoặc khủng hoảng tài chính toàn cầu đi kèm.

Số liệu PMI tháng 1/2024 do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố cho thấy hoạt động sản xuất giảm tháng thứ tư liên tiếp do nhu cầu sụt giảm. Trong khi đó Allianz dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng trung bình 3,9% trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến năm 2029.

Các chuyên gia phương Tây nhận xét, Trung Quốc đang tìm cách tránh khủng hoảng bằng phương pháp riêng của mình, như sử dụng chính sách tiền tệ khác với phần còn lại...

Liệu quyết sách của ông Tập Cận Bình có thể mang đến làn gió mới cho nền kinh tế số 2 thế giới?

Nhiều chuyên gia kỳ vọng quyết sách của ông Tập Cận Bình có thể mang đến làn gió mới cho nền kinh tế số 2 thế giới.

>>Thêm một ngành kinh tế Mỹ "đại bại" dưới tay Trung Quốc

Các nhà quản lý nền kinh tế này đang cố ý phá vỡ giới hạn cũ kỹ, như bất động sản, xây dựng cơ bản, kinh tế Internet, đầu tư nước ngoài, gia công xuất khẩu,…. để chuyển sang “make in China”, đón đầu xu thế sử dụng năng lượng mới, trí tuệ nhân tạo, chip tiên tiến...

Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu khổng lồ trước ngưỡng cửa cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chính vì vậy, nhiều đánh giá cho rằng, vai trò quan trọng của Trung Quốc với tư cách là nhà sản xuất toàn cầu khó có thể giảm bớt. Tuy nhiên, nhìn về phía trước, Trung Quốc có những trở ngại cần vượt qua. Do đó, vấn đề đặt ra liệu Trung Quốc có đủ năng lực để làm được điều đó hay vẫn còn phải chờ ít nhất đến cuối thập kỷ này?

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi như kỳ vọng?

    Kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi như kỳ vọng?

    03:00, 06/02/2024

  • Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc đang quay trở lại?

    Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc đang quay trở lại?

    03:00, 01/02/2024

  • Những thách thức chưa từng có với kinh tế Trung Quốc

    Những thách thức chưa từng có với kinh tế Trung Quốc

    03:00, 30/01/2024

  • Khủng hoảng nhân khẩu học

    Khủng hoảng nhân khẩu học "đe dọa" kinh tế Trung Quốc

    04:00, 18/01/2024

TRƯƠNG KHẮC TRÀ