"Đòn bẩy" kinh tế số Đông Nam Á
Làn sóng kỹ thuật số đang làm thay đổi đáng kể bộ mặt của khu vực Đông Nam Á.
>> Khai thác tiềm năng hệ sinh thái carbon xanh tại Đông Nam Á
Nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á đã có quỹ đạo tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây khi người dùng trong khu vực tiếp tục dẫn đầu về mức độ tương tác kỹ thuật số ở nhiều hạng mục khác nhau trên các bảng xếp hạng toàn cầu, chẳng hạn như thời gian trực tuyến, mức sử dụng Internet di động, mức sử dụng ứng dụng di động...
Giới quan sát nhận định, khu vực này đang ngày càng hiện đại hoá công nghệ. Kể từ năm 2016, số người trực tuyến đã tăng gấp đôi ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Do đó, nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số đã tăng nhanh và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số.
Báo cáo e-Conomy SEA 2023 của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy, bất chấp những ảnh hưởng kinh tế của đại dịch và những khó khăn kinh tế vĩ mô toàn cầu, khu vực này vẫn tương đối kiên cường so với nhiều nơi khác trên thế giới.
Từ bán lẻ trực tuyến đến dịch vụ chia sẻ chuyến đi, sự bùng nổ kỹ thuật số này đang định hình lại hầu hết mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh và đời sống xã hội, giúp gắn kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mở ra các ngành công nghiệp mới chín muồi.
Giới trẻ yêu công nghệ ở Đông Nam Á đã đón nhận các nền tảng truyền thông xã hội một cách nhiệt tình. Nói chung, khu vực này đã trở thành nơi sử dụng Facebook lớn nhất thế giới và Jakarta, thủ đô của Indonesia, được mệnh danh là "thủ đô" Twitter toàn cầu.
Đến năm 2030, dự kiến sẽ có khoảng 500 triệu người ở Đông Nam Á trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, khu vực này dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 5% mỗi năm trong thập kỷ tới, một tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu.
Một trong những yếu tố tạo nên thế mạnh của Đông Nam Á là nhân khẩu học thuận lợi. Nghiên cứu của Google ước tính khoảng 3,8 triệu người dùng mới trên khắp Đông Nam Á sẽ tiếp tục truy cập trực tuyến mỗi tháng. Hiện đã có hơn 7.000 công ty khởi nghiệp kỹ thuật số ở Đông Nam Á, 80% trong số đó có trụ sở tại Indonesia, Singapore hoặc Việt Nam.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt được vị thế “kỳ lân”, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư toàn cầu và gia nhập câu lạc bộ tỷ đô độc quyền. Singapore là quê hương của nhà điều hành dịch vụ gọi xe lớn nhất khu vực, Grab. Indonesia, nền kinh tế lớn nhất, hiện tự hào có 4 trong số 10 công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á: Từ GoJek, Traveloka, Tokopedia... cho đến Bukalapak.
>> Đông Nam Á đối mặt với thách thức dân số
Các công ty công nghệ Việt Nam cũng đang thu hút nhiều vốn đầu tư mạo hiểm hơn bao giờ hết. Mặc dù không được giới truyền thông quốc tế chú ý nhưng VNG đã đạt được mức định giá hàng tỷ USD từ rất lâu, trước một số tập đoàn nổi tiếng hơn trong khu vực, như Go-Jek và Grab.
Tuy nhiên, nhóm chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhận định, cần phải làm nhiều việc hơn nữa để giúp nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á đạt tổng giá trị hàng hóa lên tới 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á đã có quỹ đạo tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây khi người dùng trong khu vực tiếp tục dẫn đầu về mức độ tương tác kỹ thuật số ở nhiều hạng mục khác nhau trên các bảng xếp hạng toàn cầu, chẳng hạn như thời gian trực tuyến, mức sử dụng Internet di động và mức sử dụng ứng dụng di động.
Để khu vực có thể khai thác toàn bộ tiềm năng này, các bên liên quan trong nền kinh tế kỹ thuật số – nhà đầu tư, doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGO) – phải hợp tác cùng nhau để giúp khu vực đạt hiệu quả các tiềm năng này.
Đông Nam Á đã đưa kỹ thuật số xâm nhập vào khu vực nông thôn để thu hẹp khoảng cách kết nối. Một số thành phố đô thị đang tiến gần đến điểm bão hòa thâm nhập kỹ thuật số và có những tín hiệu rõ ràng rằng khoảng cách kết nối giữa thành thị và nông thôn đang được thu hẹp.
Tuy nhiên, theo Penny Burtt, CEO của Asialink, đã có khoảng cách ngày càng lớn giữa cung và cầu các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số bên ngoài khu vực đô thị. Mặc dù người dùng ở những khu vực này có thể truy cập Internet nhưng họ không thể tham gia và đóng góp một cách có ý nghĩa cho nền kinh tế kỹ thuật số. Điều này thể hiện nguy cơ tiềm ẩn về sự phân chia kinh tế kỹ thuật số ngày càng mở rộng.
Do đó, CEO Asialink cho rằng, các bên liên quan như nhà đầu tư và tổ chức phi chính phủ có thể giúp dỡ bỏ các rào cản để nhiều người Đông Nam Á có thể trở thành người dùng tích cực của các dịch vụ kỹ thuật số như triển khai các sáng kiến giáo dục và đưa ra các kế hoạch phát triển kinh tế nhằm nâng cao các kỹ năng như hiểu biết về tài chính và kỹ thuật số cần thiết để tận dụng các cơ hội kỹ thuật số một cách an toàn, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm