Trung Quốc “tung” lực lượng sản xuất mới

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 02/03/2024 02:30

Trung Quốc kỳ vọng lực lượng sản xuất mới sẽ là động lực chính vực dậy nền kinh tế nước này vốn đang bị suy giảm.

p/Nhiều doanh nghiệp công nghệ cao Trung Quốc tìm kiếm hợp tác đầu tư tại OCTF Việt Nam 2023.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ cao Trung Quốc tìm kiếm hợp tác đầu tư tại OCTF Việt Nam 2023.

>> “Thiếu hụt niềm tin” trong kinh tế Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra khái niệm này lần đầu tiên trong chuyến thăm tỉnh Hắc Long Giang vào tháng 9/2023, khi ông liệt kê “năng lượng mới, vật liệu mới và sản xuất công nghệ cao” là những ngành công nghiệp cần trở thành lực lượng sản xuất mới.

“Bước nhảy” của Trung Quốc

Tại Hội nghị Công tác kinh tế cuối năm 2023, cụm từ “lực lượng sản xuất mới” được đặt lên vị trí đầu tiên trọng 9 nhiệm vụ lớn của nền kinh tế Trung Quốc. Điều đó cho thấy quyết tâm chính trị cao độ của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Xét dưới góc độ học thuyết chính trị, Trung Quốc đang vận dụng quy luật về sự phù giữa hợp quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Riêng tại nền kinh tế số 2 thế giới, quan hệ sản xuất hiện nay đã đạt đến trình độ cao hơn so với 2 thập kỷ trước, biểu hiện rõ rệt trong “sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng”, nhưng lực lượng sản xuất ở Trung Quốc có dấu hiệu không bắt kịp.
Đơn cử, để duy trì tốc độ tăng trưởng 7-8% mỗi năm, thì lực lượng sản xuất hiện nay không đáp ứng được, vì những ngành công nghiệp cũ đã tới hạn, không còn tương thích với kỷ nguyên 4.0. Cụ thể, ngành bất động sản và gia công lắp ráp không thể khỏa lấp khoảng trống công nghệ lõi về bán dẫn, AI,…

Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản của sự phát triển loài người. Sự tác động của nó trong lịch sử làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế xã hội thấp lên hình thái xã hội cao hơn.

Suy cho cùng, đây là bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ bất động sản, xây dựng cơ bản, gia công, lắp ráp, xuất khẩu sang tự chủ nghiên cứu phát triển (R&D), tạo ra những đột phá về khoa học- công nghệ mang tính độc quyền, đặc sắc để tạo ra lợi thế cạnh tranh cao trên nền tảng năng suất lao động cao hơn.

>> Lộ diện động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Điểm đặc biệt hơn nữa là Trung Quốc muốn tự chủ công nghệ cốt lõi, và có xu hướng khu biệt với bên ngoài. Trên thực tế, nước này đã âm thầm chuẩn bị nguồn lực từ nhiều năm trước. Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), đầu tư R&D của nước này đã vượt ngưỡng 3.000 tỷ nhân dân tệ (456 tỷ USD) trong năm 2022, tăng 10,4% so với năm trước đó. Quốc gia này đứng đầu thế giới về số lượng nhân sự làm việc trong phòng lab, dẫn đầu số lượng xe điện, sản xuất thành công chip thế hệ mới,…

Hai chiều tác động

Những thành tựu mà Trung Quốc đạt được trong “vòng tuần hoàn nội địa” sẽ là tiền đề kích hoạt “vòng tuần hoàn bên ngoài” thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) phiên bản mới được công bố năm ngoái.

Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư ra bên ngoài, nhưng tập trung vào hạ tầng số, công nghệ cao, chuyển đổi xanh, giải pháp mới. “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” (DSR) - thành tố mới của BRI, sẽ được đẩy mạnh với trọng tâm là khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và thương mại điện tử.

Việc nắm bắt những cơ hội này sẽ là ngoại lực quan trọng giúp Việt Nam tránh tụt hậu. Đặc biệt, hạ tầng “mềm” Trung Quốc là số 1 thế giới - công nghệ 5G, 6G, đường truyền tốc độ siêu cao được ví như như đường cao tốc cho IoT (Internet vạn vật), blockchain, AI,… và trở thành lực lượng lao động chính trong tương lai gần.

Lịch sử cho thấy, những tiến bộ công nghệ Trung Quốc rất nhanh chóng lan tỏa đến Việt Nam. Do đó, chúng ta có cơ hội tiếp cận thị trường công nghệ dồi dào, giá rẻ. Cụ thể là linh kiện, thiết bị, cấu kiện phục vụ công nghiệp năng lượng sạch, hệ sinh thái ngành bán dẫn, xe điện,…

Cũng như thời kỳ bùng nổ kinh tế trước đây, Việt Nam là một trong những nền kinh tế nhận được nhiều vốn đầu tư Trung Quốc. Đến hết năm 2023, Trung Quốc đã có 632 dự án mới đăng ký vào Việt Nam, cao nhất trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ, nâng tổng dự án lên 4.161, tổng vốn đăng ký trên 27 tỷ USD.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội cũng rất nhiều thách thức “phi truyền thống”. Làm sao để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước? Theo nhiều chuyên gia, chúng ta nên gạt bỏ tư duy “mua trọn bộ”, làm thui chột khả năng R&D. Ngoài ra, cũng cần thận trọng với việc Trung Quốc có thể sẽ xuất khẩu công nghệ cũ biến các nước láng giềng thành “bãi rác” công nghệ.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc đang quay trở lại?

    Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc đang quay trở lại?

    03:00, 01/02/2024

  • Những thách thức chưa từng có với kinh tế Trung Quốc

    Những thách thức chưa từng có với kinh tế Trung Quốc

    03:00, 30/01/2024

  • Khủng hoảng nhân khẩu học

    Khủng hoảng nhân khẩu học "đe dọa" kinh tế Trung Quốc

    04:00, 18/01/2024

  • Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản

    Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản "quay lưng" với kinh tế Trung Quốc

    04:00, 17/01/2024

  • Kinh tế Trung Quốc giảm phát kéo dài, điều gì đang diễn ra?

    Kinh tế Trung Quốc giảm phát kéo dài, điều gì đang diễn ra?

    04:00, 16/01/2024

  • 2 lực đẩy kinh tế Trung Quốc năm 2024

    2 lực đẩy kinh tế Trung Quốc năm 2024

    03:00, 12/01/2024

  • Kinh tế Trung Quốc tiếp tục

    Kinh tế Trung Quốc tiếp tục "giảm tốc" năm 2024?

    03:30, 27/12/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ