Điều gì đang xảy ra với Apple?
Từ việc “khai tử” dự án xe điện trị giá hàng tỷ USD cho đến việc bị các cơ quan quản lý chống độc quyền truy đuổi ráo riết, Apple đang khởi đầu năm 2024 theo một cách rất “tồi tệ”.
>>>Lý do Apple “khai tử” dự án xe điện?
Cổ phiếu của công ty có trụ sở tại Cupertino đã chứng kiến mức giảm lớn nhất kể từ tháng 8 vào tuần trước, giảm hơn 4% và xóa sạch 113 tỷ USD giá trị của gã khổng lồ công nghệ. Một chuỗi các sự kiện từ dự án xe điện thất bại cho đến doanh số bán iPhone chậm lại tại Trung Quốc đang khiến một Apple rơi vào cơn bĩ cực nhất trong quãng thời gian điều hành của CEO Tim Cook.
Điều gì đã khiến Apple rơi vào cảnh tồi tệ đến vậy?
Tất cả khởi đầu bằng việc Apple quyết định hủy bỏ dự án xe điện ấp ủ đã từ lâu của mình. Thực sự thì trước đó người ta không thể hình dung ra “Dự án Titan” khét tiếng của Apple sẽ trông như thế nào cho đến trước khi nó bị hủy bỏ.
Dự án được bắt đầu cách đây khoảng gần một thập kỷ và được CEO Tim Cook đồng ý, xây dựng dựa trên ý tưởng của người sáng lập Apple, Steve Jobs. Tuy nhiên, gã khổng lồ công nghệ đã nhiều lần thay đổi lãnh đạo và chiến lược của dự án trong những năm qua, cuối cùng nỗ lực trị giá hàng tỷ đô la sau nhiều lần trì hoãn đã bị hủy bỏ vào cuối tháng 2 vừa qua.
Mọi thứ còn tiếp tục trở nên tồi tệ với Apple khi mà mới đây Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã đệ đơn kiện chống độc quyền sâu rộng chống lại Apple vào tuần trước, cáo buộc nhà sản xuất iPhone tạo ra sự độc quyền trên thị trường điện thoại thông minh và tham gia vào các hoạt động chống cạnh tranh.
Vụ kiện do DOJ và 16 tổng chưởng lý tiểu bang đệ trình lên tòa án liên bang ở New Jersey, tuyên bố Apple sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với nền tảng iPhone để “rút phí cao hơn, cản trở sự đổi mới” và “bóp nghẹt” sự cạnh tranh thông qua App Store của mình. Nó cũng lặp lại những tuyên bố quen thuộc rằng cái gọi là “khu vườn có tường bao quanh” của Apple đã khiến người dùng gặp khó khăn hơn trong việc chuyển sang các sản phẩm cạnh tranh.
Khái niệm “khu vườn có tường bao quanh” đồng nghĩa với một hệ sinh thái khép kín của gã khổng lồ công nghệ. Nghĩa là trước đây khách hàng của Apple không thể tải phần mềm của bên thứ ba xuống iPhone và iPad của họ mà không cần sử dụng App Store của công ty, bỏ qua các hạn chế của Apple và khoản hoa hồng lên tới 30% mà hãng áp dụng cho các khoản thanh toán.
Tuy nhiên, có vẻ mọi thứ sẽ sụp đổ khi mà tới đây Apple buộc phải cho phép các cửa hàng ứng dụng thay thế trên iPhone và iPad của mình như một phần trong nỗ lực tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số tại Liên minh Châu Âu.
Chưa hết, vào đầu tháng 3 vừa qua, Ủy ban Châu Âu (EC) đã phạt Apple 1,95 tỷ USD, cáo buộc công ty lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường để phân phối các ứng dụng phát nhạc trực tuyến, như Spotify hoặc Apple Music. Nó đánh dấu khoản tiền phạt đầu tiên đối với Apple từ cơ quan có trụ sở tại Brussels, cơ quan này đã mở một cuộc điều tra về công ty sau khi có khiếu nại từ Spotify vào tháng 3 năm 2019.
Án phạt đã khiến cho Apple buộc phải cho phép các nhà phát triển dịch vụ phát nhạc trực tuyến giao tiếp tự do với người dùng của họ, có thể là trong ứng dụng, qua email hoặc bất kỳ cách liên lạc nào khác kể từ bây giờ.
Ngoài ra, Apple cũng được cho là đang phải đối mặt với cuộc điều tra từ EC về khả năng vi phạm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của EU, một đạo luật nhằm bảo vệ thị trường mở. Luật này có hiệu lực từ ngày 7 tháng 3 và cho phép Ủy ban phạt các công ty lên tới 10% tổng doanh thu toàn cầu hàng năm của công ty và lên tới 20% đối với những người vi phạm nhiều lần.
>>>Apple bị EU phạt 2 tỷ USD tội chống độc quyền
>>>"Tụt hậu" trong cuộc đua AI, Apple đang toan tính gì?
Hết việc phải gặp các án phạt từ các cơ quan chức năng, Apple tiếp tục phải đối mặt với thời kỳ sụt giảm doanh số bán hàng ở Trung Quốc, bất chấp nỗ lực làm cho iPhone của họ trở nên hấp dẫn hơn.
Theo Counterpoint Research, doanh số bán iPhone tại nước này đã giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái trong sáu tuần đầu năm 2024. Điện thoại mới nhất của công ty, iPhone 15, không gây được sự chú ý đối với người tiêu dùng Trung Quốc, đặc biệt là với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối thủ địa phương như Huawei và Xiaomi.
Như vậy là, từ một công ty đại chúng có giá trị nhất thế giới trong năm 2023, những cơn sóng gió đã liên tiếp ập lên Apple khiến cho gã khổng lồ công nghệ rơi vào quãng thời gian tồi tệ. Với việc cổ phiếu sụt giảm 7% trong năm nay, Apple hiện tại có giá trị thấp hơn Tesla, công ty xe điện của Elon Musk có mức vốn hóa thị trường là 535 tỷ USD, thậm chí họ còn đứng sau cả Microsoft với 525 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm
Apple "bắt tay" Google cạnh tranh Microsoft
03:03, 20/03/2024
Apple mua lại Công ty khởi nghiệp DarwinAI nhằm nâng cao quá trình sản xuất
01:33, 16/03/2024
"Tụt hậu" trong cuộc đua AI, Apple đang toan tính gì?
03:00, 11/03/2024
Apple bị EU phạt 2 tỷ USD tội chống độc quyền
00:30, 05/03/2024
Apple bỏ xe điện, Xiaomi hoang mang
02:35, 01/03/2024