CUB nói gì về phát triển dữ liệu kỹ thuật số tại Việt Nam?
Theo lãnh đạo ngân hàng Cathay United Bank, thói quen tiêu dùng và mô hình phát triển tài chính số ở Đông Nam Á khác biệt so với Đài Loan.
>>>Vay tiêu dùng sẽ sớm phục hồi
Sự khác biệt này chính là cơ hội để các nhà làm dịch vụ tài chính ngân hàng của thị trường khoảng 24 triệu dân có động lực để thực hiện chia sẻ, giới thiệu các dịch vụ ngân hàng tiêu dùng phù hợp với điều kiện địa phương, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.
Ví dụ, lãnh đạo ngân hàng Cathay United Bank (CUB) chia sẻ, ở Việt Nam, hành vi thanh toán không dùng tiền mặt khác biệt so với Đài Loan, ví điện tử phổ biến nhất là MoMo, chiếm 70% thị phần.
"Ví điện tử là phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt chính ở Việt Nam. Ở Đài Loan, thẻ tín dụng và các công cụ thanh toán điện tử mỗi cái chiếm khoảng một nửa thị trường.
Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng Trung ương, các thanh toán dựa trên thẻ như thẻ tín dụng chiếm 42,3%, và các thanh toán điện tử như JKOPAY và EasyCard chiếm khoảng 40,3%", vị đại diện của CUB chia sẻ tại buổi ra mắt ứng dụng di động CUB Vietnam của ngân hàng CUB - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (CUBHCM).
>>>Giải pháp thúc đẩy cho vay tiêu dùng trong năm 2024
Cũng theo lãnh đạo CUB, thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng phát triển kinh doanh, nhưng đi kèm với rủi ro. Do thiếu hạ tầng dữ liệu quá khứ và nguồn dữ liệu đáng tin cậy, các tổ chức tài chính cần xem xét cách tích hợp các nguồn dữ liệu nội bộ và bên ngoài để hoàn thiện dữ liệu tiêu dùng, cho phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro nội bộ khi ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới. Điều này cũng là một phần quan trọng trong việc phát triển quốc tế của CUB.
"Là một “nhân tố mới” trên thị trường, đối với chúng tôi việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài địa phương là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, một trong những thách thức khi xây dựng đội nhóm ở thị trường mới là làm thế nào để giúp các nhân viên địa phương có mối quan hệ hợp tác tốt với trụ sở chính.
Chúng tôi cũng có kế hoạch chuyển giao kinh nghiệm chuyển đổi kỹ thuật số từ Đài Loan. Trong khi quá trình chuyển đổi dữ liệu kỹ thuật số ở các thị trường nước ngoài vẫn đang ở giai đoạn phát triển, Ngân hàng Cathay đã triển khai quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tại Đài Loan trong nhiều năm và đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú, cũng như đạt được kết quả trong việc phát triển kỹ thuật số. Trong tương lai, Ngân hàng Cathay nhằm chuyển giao kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực số hóa, thông minh, và phát triển dữ liệu kỹ thuật số tại Đài Loan sang Việt Nam để hỗ trợ thị trường địa phương trong việc phát triển và chuyển đổi kỹ thuật số, và cung cấp cho thị trường Việt Nam các sản phẩm tài chính toàn diện và được tập trung vào người tiêu dùng", ông Benny Miao - Phó Tổng Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á của CUB, cho biết thêm.
Thông tin của CUB, ứng dụng CUB Vietnam là một nền tảng tài chính số toàn diện, hỗ trợ khách hàng vay một cách thuận tiện và an toàn. So với các dịch vụ khác, quy trình đăng ký cho vay trên ứng dụng CUB Vietnam được tối ưu hóa để giảm bớt thủ tục và tiết kiệm thời gian. Chỉ với Căn cước công dân hợp lệ, khách hàng có thể hoàn tất quy trình đăng ký các dịch vụ tài chính trên ứng dụng.
Ông Đan Nguyễn, Giám Đốc Phát triển Sản phẩm Khách hàng cá nhân (KHCN) của CUBHCM cũng đánh giá, đối với thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam, hiện có 3 kênh cho vay tiền mặt - sản phẩm ưa thích của cho vay tiêu dùng.
Thứ nhất: cho vay qua kênh ngân hàng. Theo ông Đan Nguyễn thường có hạn mức vay thấp, lãi suất cao, việc đăng ký phức tạp và thủ tục cho vay đòi hỏi cung cấp giấy tờ cũng như thẩm định phức tạp, thời gian giải ngân mất 3-5 ngày và sẽ không đáp ứng nhu cầu của người vay tiêu dùng cần tiền mặt ngay.
Thứ hai, cho vay qua công ty tài chính tiêu dùng. Kênh này có ưu điểm cho vay nhanh hơn, đòi hỏi giấy tờ ít hơn ngân hàng, tuy nhiên sản phẩm cho vay tiền mặt của công ty tài chính thường có lãi suất cao từ 45-60%/ năm. Ngoài ra người vay có thể hứng chịu các phương thức đòi/ thu hồi nợ không phù hợp quy định.
Thứ ba, cho vay qua công ty Fintech. Các công ty này không thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy trình vay và giải ngân thường rất nhanh nhưng cũng có thể có sự không minh bạch, thường bị phí và lãi suất ẩn; do đó xuất hiện cả những khoản vay chịu lãi suất 1.000-2.000%/ năm như đã từng được phản ánh thời gian qua.
"Với sản phẩm vay tiêu dùng trực tuyến mới của CUB, thay vì cung cấp khoản vay từng lần cho mỗi lần đăng ký và khách hàng phải thực hiện lại quy trình đăng ký nếu muốn vay lần thứ 2, ứng dụng sẽ cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng với thời hạn lên tới đến 5 năm. Trong thời gian này, khách hàng có thể đề nghị rút vốn vay và được giải ngân nhiều lần (trong phạm hạn mức tín dụng đã được cấp) mà không cần thực hiện lại toàn bộ thủ tục cho vay", ông Đan Nguyễn nói.
Được biết, lãi suất vay của sản phẩm vay tiêu dùng trực tuyến từ CUB khoảng 20%/ năm. So sánh với tương quan thị trường tài chính cho vay tiêu dùng của Việt Nam, thì sẽ là mức lãi suất "mơ ước" của nhiều khách hàng underbank, nhưng khá tương đồng (thấp hoặc cao hơn không nhiều) so với mặt bằng lãi suất vay tiêu dùng từ kênh ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm
Cần có trần lãi suất vay tiêu dùng và sàn giao dịch nợ xấu tiêu dùng
11:27, 30/11/2023
Nhiều TCTD cắt giảm cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu phát sinh
16:04, 16/11/2023
Khó khởi kiện, khách vay tiêu dùng không trả nợ tăng
04:50, 26/04/2023
Shinhan Việt Nam ra mắt giải pháp vay tiêu dùng trực tuyến
15:09, 15/08/2022
Giải pháp thúc đẩy cho vay tiêu dùng trong năm 2024
05:08, 02/01/2024