Vì sao SCD bị hủy niêm yết bắt buộc?

ĐÌNH ĐẠI 04/04/2024 04:00

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), đơn vị này sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SCD của Công ty CP Nước giải khát Chương Dương do doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp.

>>>Cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết, MIM giải trình ra sao?

Cổ phiếu SCD của Công ty CP Nước giải khát Chương Dương sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc doa doanh nghiệp thua lỗ 3 năm liên tiếp - Ảnh: SCD.

Cổ phiếu SCD của Công ty CP Nước giải khát Chương Dương sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc doa doanh nghiệp thua lỗ 3 năm liên tiếp - Ảnh: SCD.

Cổ phiếu SCD hiện đang trong diện kiểm soát theo Quyết định số 448/QĐ-SGDHCM ngày 17/08/2023 của HoSE, lý do: Căn cứ Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng năm 2023, lỗ lũy kế là âm 119,77 tỷ đồng và vốn điều lệ thực góp là 85 tỷ đồng, thuộc trường hợp chúng khoán bị kiểm soát.

Bên cạnh đó, SCD cũng đang trong diện kiểm soát theo Quyết định số 149/QĐ-SGDHCM ngày 04/04/2023 của HoSE, với lý do, lợi nhuận sau thuế năm 2021 là âm 35,59 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế năm 2022 là âm 48,68 tỷ đồng căn cứ Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 và năm 2022, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát.

Ngày 01/04/2024, HoSE đã nhận được công bố thông tin Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 của Công ty CP Nước giải khát Chương Dương. Theo đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 là âm 119,25 tỷ đồng. Lỗ lũy kế năm 2023 là âm 200,95 tỷ đồng và Vốn chủ sở hữu là âm 11,73 tỷ đồng.

Như vậy, cổ phiếu SCD của Công ty CP Nước giải khát Chương Dương rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020: "1. Cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau: e) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong bảo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét”.

Theo báo cáo tài chính năm 2023 đã kiểm toán, doanh thu thuần của SCD chỉ đạt hơn 126 tỷ đồng, giảm hơn 25,3% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ hơn 119 tỷ đồng và là năm thua lỗ thứ 3 liên tiếp của doanh nghiệp ngành nước giải khát này.

Trên thị trường, cổ phiếu SCD đang giao dịch quanh mức giá

Trên thị trường, cổ phiếu SCD đang giao dịch quanh mức giá 13.000 đồng/cổ phiếu. Từ đầu năm đến nay, thanh khoản cổ phiếu này cũng chỉ nhỏ giọt với vài trăm đến vài nghìn đơn vị cổ phiếu/phiên giao dịch.

Kết quả này đã không đạt được theo kỳ vọng của lãnh đạo doanh nghiệp, khi trong năm 2023, SCD đặt mục tiêu kinh doanh với doanh thu đạt 365 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng gấp đôi năm trước và kỳ vọng sẽ có lãi khoảng 3,8 tỷ đồng để chấm dứt mạch lỗ. Mục tiêu này đặt ra dựa theo kế hoạch sản lượng sẽ tăng 77% so với năm trước

Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, bất chấp những nỗ lực không ngừng nhằm cắt giảm và tối ưu hóa chi phí hoạt động, mức lỗ của năm 2023 cao hơn năm 2022. Hoạt động kinh doanh tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề do chi phí đầu vào tăng cao cộng với điều kiện kinh tế bên ngoài khó khăn, nhu cầu vẫn thấp hơn dự kiến với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Chi phí hoạt động cao hơn là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào từ đường tinh luyện, lon nhôm tăng, trong bối cảnh chi phí thuê đất tăng cũng như các chi phí hoạt động thuê dịch vụ bên ngoài cao đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tiền thân của SCD là Nhà máy Usine Belgique thuộc Tập đoàn BGI của Pháp. Trước năm 1975, sá xị rất phổ biến tại miền Nam Việt Nam và phần lớn do hãng BGI sản xuất, chứa trong chai thủy tinh. Do sản phẩm sá xị đầu tiên tại Sài Gòn có nhãn hiệu con cọp nên còn gọi là "sá xị con cọp".

Năm 1977, Tập đoàn BGI chính thức chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho Việt Nam, trở thành nhà máy quốc doanh với tên gọi là Nhà máy nước ngọt Chương Dương.

Đến năm 2004, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty CP Nước Giải Khát Chương Dương, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với tỷ lệ góp vốn từ Tổng Công ty Bia Rượu NGK Sài Gòn (Sabeco) là 51%. Sau đó tăng lên 61,9% vào năm 2012. Tính đến năm 2020, Sabeco vẫn là cổ đông lớn nhất của SCD với tỷ lệ sở hữu 62,06%.

Doanh nghiệp này từng thống lĩnh thị trường nước ngọt rộng lớn phía Nam. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của SCD bắt đầu sụt giảm khi thị trường xuất hiện những ông lớn nước giải khát như Coca-Cola và Pepsi...

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết, MIM giải trình ra sao?

    Cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết, MIM giải trình ra sao?

    04:00, 12/01/2024

  • Cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, BLF nói gì?

    Cổ phiếu có nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, BLF nói gì?

    03:40, 11/11/2023

  • Ngành dược

    Ngành dược "lên đời", vì sao cổ phiếu DNM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc?

    04:45, 06/07/2023

  • Cổ phiếu VTL đối diện “án” hủy niêm yết bắt buộc

    Cổ phiếu VTL đối diện “án” hủy niêm yết bắt buộc

    04:43, 14/04/2023

  • Cổ phiếu VKC bị hủy niêm yết bắt buộc do đâu?

    Cổ phiếu VKC bị hủy niêm yết bắt buộc do đâu?

    05:00, 29/03/2023

ĐÌNH ĐẠI