Hải Dương: 5 doanh nghiệp sẽ thực hiện thoái 100% vốn nhà nước
Tại Phiên họp UBND tỉnh Hải Dương vừa công bố xem xét 5/4 phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước đến hết năm 2025.
>>>Hải Dương: Cần 54.000 lao động cho các doanh nghiệp
Theo kế hoạch, đến hết năm 2025, Hải Dương sẽ thực hiện thoái 100% vốn nhà nước đầu tư tại 5 doanh nghiệp. Bao gồm: Giao thông, môi trường và đô thị Chí Linh; Truyền hình cáp Hải Dương; Quản lý các bến xe khách Hải Dương; Xi măng Phúc Sơn; Giống cây trồng Hải Dương.
Ông Phạm Thế Hùng - Chủ tịch UBND tỉnh: Để 5 doanh nghiệp sẽ thực hiện thoái 100% vốn nhà nước, yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các tài liệu, thông tin theo ý kiến các đại biểu dự phiên họp để hoàn thiện kế hoạch sắp xếp. Phương án sắp xếp cần xây dựng lộ trình phù hợp, bảo đảm hiệu quả, tính khả thi và tuân thủ quy định của pháp luật.
Theo kế hoạch, đến hết năm 2025, tỉnh sẽ duy trì 2 doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ do nhà nước nắm giữ là các Công ty TNHH một thành viên: Khai thác công trình thuỷ lợi Hải Dương; Xổ số kiến thiết Hải Dương. Thực hiện cổ phần hoá Công ty TNHH một thành viên Khu công nghiệp Lai Vu, tỷ lệ vốn nhà nước dự kiến nắm giữ sau cổ phần hoá từ 50% trở xuống. Thực hiện thoái 100% vốn nhà nước đầu tư tại 5 doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Đó là các Công ty CP: Giao thông, môi trường và đô thị Chí Linh; Truyền hình cáp Hải Dương; Quản lý các bến xe khách Hải Dương; Xi măng Phúc Sơn; Giống cây trồng Hải Dương.
Tỉnh có 2 doanh nghiệp sắp xếp theo phương án riêng. Đó là các Công ty TNHH một thành viên Giống Gia súc Hải Dương; Thương mại Dịch vụ Hải Dương xác định phương án sắp xếp phù hợp với quy định pháp luật và bảo đảm tính khả thi báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm căn cứ tổ chức thực hiện.
Mới đây, tại cuộc gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước để tăng tính chủ động.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh các doanh nghiệp nhà nước phải tích cực đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Cần làm mới các động lực cũ như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, với vai trò dẫn dắt, tạo động lực. Trọng tâm vào các ngành mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ…
Thủ tướng cũng mong trong lúc khó khăn, doanh nghiệp chứng tỏ được mình, vừa bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động, tích cực tham gia an sinh xã hội trên cơ sở đổi mới cách làm.
Đặt trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh ba đột phá chiến lược, ông mong doanh nghiệp nhà nước tiếp tục tích cực đóng góp vào xây dựng, hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực.
Doanh nghiệp nhà nước cần tập trung vào tái cấu trúc ba nội dung lớn gồm quản trị; con người, bộ máy, cơ cấu lại nguồn vốn để bảo đảm hiệu quả; tái cấu trúc chuỗi cung ứng, các nguyên liệu đầu vào để tăng cường tính tự chủ, hạn chế nhập khẩu.
Ông mong các doanh nghiệp trao đổi thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật, với tinh thần xây dựng, với niềm hy vọng, động lực mới. Mục tiêu để doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, "dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm".
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hết năm 2023, Việt Nam có 676 doanh nghiệp nhà nước, trong đó gồm 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
Tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước là 3,82 triệu tỉ đồng, tăng 4% so với năm 2022; tổng vốn chủ sở hữu là 1,8 triệu tỉ đồng. Khối tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con có tổng tài sản 3,51 triệu tỉ đồng; vốn chủ sở hữu là 1,6 triệu tỉ đồng.
Tổng giá trị vốn nhà nước đang đầu tư tại các doanh nghiệp là 1,69 triệu tỉ đồng. Tổng doanh thu đạt 1,6 triệu tỉ đồng, lãi phát sinh trước thuế là 125.847 tỉ đồng, nộp ngân sách là 166.218 tỉ đồng.
Riêng 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Viettel có doanh thu đạt 1,3 triệu tỉ đồng, chiếm 79% tổng doanh thu toàn bộ doanh nghiệp nhà nước.
Tổng lãi phát sinh của các doanh nghiệp là 125.847 tỉ đồng, đạt 108% so với kế hoạch được phê duyệt. Một số doanh nghiệp nhà nước có tỉ lệ hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận cao như Viettel, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đạt 225% so với kế hoạch...
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương: Trong số 7 doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Hải Dương thì có 4 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Trong 7 doanh nghiệp nhà nước gồm 5 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 2 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Tổng vốn sở hữu của các doanh nghiệp gần 3.900 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 5.700 tỷ đồng.
4 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả là các Công ty TNHH một thành viên: Xổ số kiến thiết Hải Dương, Khai thác công trình thủy lợi Hải Dương, Khu công nghiệp Lai Vu Hải Dương và Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương. 3 doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn thấp gồm các Công ty Thương mại dịch vụ Hải Dương, TNHH một thành viên Giống gia súc Hải Dương, CP Nước sạch và Vệ sinh môi trường Hải Dương.
UBND tỉnh đã xây dựng phương án sắp xếp 2 Công ty: Thương mại dịch vụ Hải Dương, TNHH một thành viên Giống gia súc Hải Dương trong giai đoạn 2023-2025 và đang chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện.
Có thể bạn quan tâm