Quảng Nam giao nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho từng đơn vị
Quảng Nam vừa giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn trong bối cảnh khó khăn.
>>Nhiều doanh nghiệp chọn Quảng Nam làm điểm đến đầu tư
Thông tin từ tỉnh Quảng Nam, công tác thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Cụ thể, địa phương đã cấp mới 7 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 124,24 triệu USD và cấp mới 11 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 4.112 tỷ đồng.
Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 200 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 6,2 tỷ USD và 1.147 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn gần 230 nghìn tỷ đồng. Tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu đạt hơn 0,8 tỷ USD. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm cuối tháng 3/2024 tăng 31,5% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó chỉ số sử dụng lao động của 3 khu vực đều tăng, tăng cao nhất khu vực doanh nghiệp FDI (+56,5%).
Theo báo cáo của tỉnh Quảng Nam, tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024 còn gặp nhiều khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) giảm 3,1%. VA khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 8,1%, làm giảm 2,5 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung toàn nền kinh tế. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) giảm 5,2%, trong đó IIP ngành chế biến, chế tạo giảm 2,8%. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 81% so với cùng kỳ năm 202 . Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, giải thể còn tăng . Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tuy cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 nhưng thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước...
Để thúc đẩy kinh tế địa phương, tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị khẩn trương phê duyệt dự án đầu tư để phân bổ số vốn đầu tư công còn lại (662 tỷ đồng, chiếm 9,4%) của năm 2024, không để tiếp tục chậm trễ. Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành của tỉnh khẩn trương tổ chức kiểm tra hiện trường dự án tại các địa phương về bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư, thực trạng vật liệu xây dựng thực hiện các dự án…
Trong đó, lưu ý đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng, các dự án liên vùng, có tác động lan tỏa. Phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện, bám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án, coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng khi đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm của người đứng đầu đơn vị và tập thể, cá nhân liên quan, phấn đấu đến hết 30/6/2024, giải ngân đạt trên 40%.
Đồng thời, tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực.
Để làm được việc đó, tỉnh Quảng Nam yêu cầu các Sở, Ban, ngành, địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chú trọng xử lý, tháo gỡ các vướng mắc một cách cụ thể, thiết thực, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn, sớm phục hồi sản xuất kinh doanh.
Các đơn vị cũng phải hướng dẫn, giải quyết kịp thời các thủ tục cho các nhà đầu tư để triển khai dự án, nhất là các dự án đã được trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Thỏa thuận nghiên cứu địa điểm đầu tư tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh vừa qua. Tăng cường xúc tiến, mở rộng tìm kiếm thị trường, thu hút các dự án FDI, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm OCOP.
Về nhiệm cụ cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Nam khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, rà soát các điều kiện cho vay, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay thuận lợi, thông thoáng, linh hoạt, khả thi, hợp lý hơn. Đồng thời, cơ cấu lại các khoản vay để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng.
Cùng với đó, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý thu phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí và lệ phí nhưng vẫn tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh. Song song, Cục Thuế tham mưu các giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp vừa đảm bảo mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ thu nhưng vẫn đồng hành tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay,...
Doanh nghiệp Quảng Nam vẫn khó So với cùng kỳ năm 2023, số doanh nghiệp thành lập mới tại Quảng Nam có 301 doanh nghiệp với số vốn đăng ký đạt 1.643 tỷ đồng, tăng 2,3% về số doanh nghiệp và giảm 24,7% về số vốn đăng ký. Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường là 516 doanh nghiệp, tăng 5,74%. Bên cạnh đó, tổng số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, chờ làm thủ tục giải thể và giải thể là 721, tăng 14,26%. Cụ thể, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động 620 doanh nghiệp, tăng 11,71%, có 49 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, tăng 36,11% và 52 doanh nghiệp đã giải thể, tăng 30%. |
Có thể bạn quan tâm