Kỳ vọng cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành
Cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, tạo không gian phát triển mới, kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và TP.HCM.
>>Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Vì sao khó giải phóng mặt bằng?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) tại Kỳ họp thứ 7 tới.
Đối với dự án này, ông Lê Văn Chiến - Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông khẳng định, “Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ góp phần quan trọng giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông cho vùng Tây Nguyên. Tuyến cao tốc này sẽ đấu nối vào Cao tốc Chơn Thành- Thành phố Hồ Chí Minh. Ngược lên phía Bắc, đây sẽ điểm khởi đầu để hình thành cao tốc xuyên Tây Nguyên, từ Đắk Nông qua Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, kết nối với miền Trung và đấu nối vào Cao tốc Bắc – Nam. Khi các kết nối được đồng bộ, sẽ tạo không gian phát triển mới, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cho Đắk Nông và vùng Tây Nguyên”.
Theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có quy mô 6 làn xe. Giai đoạn đầu, dự án được làm 128,8km với 4 làn xe, giải phóng mặt bằng một lần 6 làn xe. Dự án đi qua địa phận tỉnh Đắk Nông 27,8km, qua địa phận tỉnh Bình Phước 101km.
>>TP.HCM sẽ đầu tư hơn 56.000 tỉ để kết nối các nút giao cao tốc, vành đai
Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án này khoảng 25.540 tỷ đồng. Vốn Nhà nước sẽ góp 12.770 tỷ đồng, số còn lại do nhà đầu tư thu xếp.
Đối với số vốn Nhà nước, Chính phủ kiến nghị Quốc hội chấp thuận bố trí 8.770 tỉ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 và 1.500 tỉ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021- 2025.
Một báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án cho biết , song song với cao tốc Gia Nghĩa - Chọn Thành có 2 dự án BOT song hành là dự án BOT Cầu 38 - thị xã Đồng Xoài và dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 14 đoạn Km817 - Km887, tỉnh Đắk Nông.
Nếu dự án được đầu tư sẽ làm giảm doanh thu và thay đổi phương án tài chính dự kiến ban đầu của các dự án trên. Do đó, cần tính toán ký để các dự án trước không bị ảnh hưởng bởi dự án sau.
Với tầm quan trọng như vậy, tỉnh Đắk Nông đã chuẩn bị kỹ càng, sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án. Dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) được chia làm 5 dự án thành phần.
Đối với phần việc của địa phương, ông Lê Văn Chiến - Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông cũng cho hay “Chúng tôi đã làm các thủ tục pháp lý và chuẩn bị vốn theo chỉ đạo của Chính phủ là tỉnh Đắk Nông đóng góp 1.000 tỷ đồng cho dự án. Đồng thời công tác giải phóng mặt bằng thì địa phương cũng đã sẵn sàng. Đến giờ địa phương cũng triển khai các bước cần thiết để chuẩn bị thực hiện dự án”.
Có thể bạn quan tâm
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Vì sao khó giải phóng mặt bằng?
00:01, 14/04/2024
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 56.000 tỉ để kết nối các nút giao cao tốc, vành đai
13:15, 27/02/2024
Cao tốc Việt Nam và những điểm thấp
11:00, 23/02/2024
Còn bao nhiêu vụ "vượt barie vào địa phủ” trên cao tốc?
19:31, 17/02/2024
Tuyến đường cao tốc CT.08 đi qua Nam Định - Thái Bình sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cho 2 địa phương
16:12, 09/01/2024
Trước đó, tháng 5/2022, liên danh Tập đoàn Vingroup và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực hiện dự án đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.