Tổng nguồn điện cần huy động năm 2024 tăng trưởng từ 6,2% - 9,2%

ĐÌNH ĐẠI 01/06/2024 04:00

Theo TPS, với mức tăng trưởng GDP năm 2024 dự kiến 6,5%, dự báo tổng nguồn điện huy động năm 2024 sẽ giao động từ 298,04 tỷ kWh (phụ tải bình thường) tới 306,36 tỷ kWh (phụ tải cao).

>>>Doanh nghiệp ngành điện tăng trưởng thấp ở 2023: Thực tế ra sao?

Tổng nguồn điện cần huy động năm 2024 tăng trưởng từ 6,2% - 9,2% - Ảnh: EVN.

Tổng nguồn điện cần huy động năm 2024 tăng trưởng từ 6,2% - 9,2% - Ảnh: EVN.

Đánh giá về thực trạng cung ứng điện của Việt Nam, Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) cho biết, Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội (giai đoạn 2021 – 2030), nhưng lại là nửa năm đầu tiên bắt đầu triển khai Quy hoạch điện VIII và trở thành năm có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành điện.

Theo TPS, trong năm 2023, do tình hình thủy văn có nhiều diễn biến bất lợi nên nhiều hồ thủy điện toàn quốc có lượng nước về rất ít, lưu lượng nước 4 tháng đầu năm 2023 ở các hồ thủy điện phía Bắc chỉ đạt khoảng 60% - 70% so với trung bình nhiều năm. Các hồ thủy điện khu vực miền Trung và miền Nam cũng chung hoàn cảnh tương tự, dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng công suất huy động từ thủy điện. Tính đến cuối năm 2023, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đạt khoảng 80.555 MW, tăng gần 2.800 MW so với năm 2022.

Tương tự, trong quý I/2024, do ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện thủy văn không thuận lợi nên nguồn điện than, năng lượng tái tạo và khí được tăng cường huy động. Bên cạnh đó, điện nhập khẩu cũng tăng lên. Cụ thể, nhập khẩu toàn hệ thống đạt 69,34 tỷ kWh, cao hơn 1,35 tỷ kWh sở kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ 2023.

TPS cũng cho rằng, nhiệt điện và thủy điện vẫn là 2 nguồn điện nền cơ bản vì tạo ra nguồn điện ổn định và giá thành phù hợp, cả 2 nhóm đóng góp 75% nguồn cung ứng điện cho cả nước năm 2023 và khá ổn định trong vòng 10 năm qua.

Tỷ trọng đóng góp của điện khí đang có xu hướng giảm dần, trong khi, tỷ trọng đóng góp của năng lượng tái tạo đang tăng mạnh trong 3 năm gần đây. Theo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia, Việt Nam cần đạt tỉ lệ năng lượng tái tạo 15 – 20% vào năm 2030 và 20 – 30% vào năm 2045.

Nguồn: EVN, Wigroup & TPS research tổng hợp.

Nguồn: EVN, Wigroup & TPS research tổng hợp.

“Trong số gần 80.000 MW nguồn điện toàn hệ thống. Nhờ sự bùng nổ của năng lượng tái tạo, nguồn điện do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư nắm giữ đang giảm dần và nguồn điện tư nhân ngày càng tăng đáng kể”, TPS đánh giá.

Dự báo tổng nguồn điện cần huy động năm 2024, TPS cho biết, với mức tăng trưởng GDP năm 2024 dự kiến 6,5%, dự báo tổng nguồn điện huy động năm 2024 sẽ giao động từ 298.04 tỷ kWh (phụ tải bình thường) tới 306.36 tỷ kWh (phụ tải cao). Trong trường hợp phụ tải bình thường, tổng nguồn điện huy động tăng 6,2% so với năm trước. Trong trường hợp phụ tải cao, tổng nguồn điện huy động tăng 9,2% so với năm trước. Tuy nhiên, thực tế 4 tháng đầu năm cho thấy, tiêu thụ điện tăng trưởng 10 - 11% so với cùng kỳ, cao hơn so với dự báo của Bộ Công Thương trong trường hợp phụ tải cao.

Theo kịch bản cân đối cung – cầu điện của EVN cho năm 2024, tỷ trọng điện từ nguồn thuỷ điện sẽ giảm xuống từ 35,5% vào năm 2022 còn 28,8% trong năm 2023 còn 29,0% trong trường hợp phụ tải bình thường và 28,2% trong trường hợp phụ tải cao ở năm 2024.

Ngược lại, tỷ trọng nhiệt điện than tăng từ 38,6% năm 2022 lên 46,2% trong năm 2023, 50,6% trong trường hợp phụ tải bình thường và 51,8% trong trường hợp phụ tải cao ở năm 2024. Chênh lệch giữa tổng nguồn điện huy động ở trường hợp phụ tải cao và phụ tải thấp ở năm 2024 đến từ việc tăng thêm 7,9 tỷ kWh nhiệt điện than và 0,4 tỷ kWh nhiệt điện khí.

“Như vậy, trong nửa đầu năm năm 2024, điện than vẫn được kỳ vọng sẽ có lợi hơn điện khí và thuỷ điện. Theo dự báo của EVN, thị trường điện sẽ được nới lỏng hơn vào năm 2024 khi khả năng thiếu điện ở miền Bắc vào mùa khô năm 2024 (tháng 6 đến tháng 7) ước khoảng 420 – 1,770 MW, gần bằng 1/3 lượng điện thiếu hụt ước tính nửa đầu năm 2023”, TPS đánh giá.

Công ty Chứng khoán này cũng cho rằng, tiêu thụ điện được dự báo tăng 5% giai đoạn 2024 – 2029 khi dòng vốn FDI tăng mạnh. Theo đó, tiêu thụ điện của ngành công nghiệp và xây dựng được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm tới khi dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong lĩnh vực này tăng mạnh trong năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Cụ thể, tỷ trọng vốn FDI đăng ký mới của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng trong tổng FDI đăng ký mới tăng từ 46,7% vào năm 2021, 57,9% vào năm 2022 và khoảng 78,5% vào năm 2023 và 70,2% trong 4 tháng đầu năm 2024.

“Ngành công nghiệp và xây dựng là ngành tiêu thụ điện lớn nhất cả nước, luôn chiếm trên 50% tổng sản lượng điện tiêu thụ trong những năm gần đây. Sự phục hồi của ngành công nghiệp & xây dựng và dòng vốn FDI vào nhóm ngành này tăng mạnh sẽ thúc đẩy tiêu thụ điện trong thời gian tới”, TPS nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • “Cuộc chiến giá” trong ngành điện toán đám mây Trung Quốc

    “Cuộc chiến giá” trong ngành điện toán đám mây Trung Quốc

    03:30, 20/05/2024

  • "Cơn gió thuận" với ngành điện gió toàn cầu

    03:30, 20/04/2024

  • Bản lĩnh nữ doanh nhân ngành Điện

    Bản lĩnh nữ doanh nhân ngành Điện

    02:00, 23/03/2024

  • Doanh nghiệp ngành điện tăng trưởng thấp ở 2023: Thực tế ra sao?

    Doanh nghiệp ngành điện tăng trưởng thấp ở 2023: Thực tế ra sao?

    04:30, 11/03/2024

  • Minh bạch trong quản lý, vận hành ngành điện

    Minh bạch trong quản lý, vận hành ngành điện

    00:10, 06/03/2024

ĐÌNH ĐẠI