“Cuộc chiến” than chì

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 16/06/2024 12:00

Than chì sẽ trở thành tâm điểm mới trong căng thẳng Mỹ - Trung khi Mỹ tìm cách gây sức ép đối với các nhà sản xuất xe điện và pin để thiết lập chuỗi cung ứng mới ngoài Trung Quốc.

>> "Nối gót" Mỹ, EU sẽ áp mức thuế nào với xe điện Trung Quốc?

Mỹ cho biết, mức thuế nhập khẩu 25% đối với cực dương than chì từ Trung Quốc sẽ được áp dụng từ tháng này, mặc dù sản xuất của Trung Quốc hiện chiếm tới 97% sản lượng cực dương toàn cầu sau nhiều năm phương Tây ít đầu tư vào nguyên liệu này.

p/Sản xuất pin xe điện tại VinES.

Sản xuất pin xe điện tại VinES.

Hối hả “thoát Trung”

Trong những năm gần đây, với sự phát triển kinh tế sử dụng năng lượng mới, ngành công nghiệp pin lithium đã bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Do đó, pin lithium trở thành sản phẩm mang tính chiến lược, đại diện cho các cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn.

Than chì là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất cực dương- một trong 4 thành phần để tạo ra pin lithium. Chẳng có gì đáng nói nếu từ tháng 6/2024 Mỹ không áp dụng gói thuế 25% với than chì tổng hợp nhập khẩu từ Trung Quốc.

Có nghĩa rằng, tất cả các nhà sản xuất xe điện, thiết bị phục vụ kinh tế xanh cần đến than chì hoặc pin lithium tại Mỹ phải đối diện với bài toán chi phí, trong bối cảnh ngành công nghiệp này phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung từ Trung Quốc, khiến sản phẩm của họ thua thiệt đối thủ trên phương diện giá thành.

Do than chì có đặc tính dễ gây ô nhiễm môi trường, Mỹ và châu Âu không đầu tư vào sản xuất tinh chế nguyên liệu này. Trung Quốc hiện chiếm tới 97% sản lượng cực dương than chì toàn cầu. Trong khi đó, than chì chiếm 50% khối lượng của pin nhưng chỉ chiếm 10% giá trị toàn bộ. Các nhà phân tích thị trường cho rằng, doanh nghiệp ngoài Trung Quốc khó đạt được công suất than chì đủ để tự chủ hoàn toàn nguồn cung trong tương lai gần.

Quyền miễn trừ than chì trong danh mục điều kiện để được hưởng trợ cấp theo đạo luật “Giảm lạm phát” (IRA) của chính phủ Mỹ sẽ hết hạn vào cuối năm 2027. Nghĩa là các nhà sản xuất không còn nhiều thời gian để tự sản xuất thiết bị này.
Pin lithium cùng với xe điện và tấm pin năng lượng mặt trời là 3 “mũi nhọn” xuất khẩu mới của Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (139 tỷ USD) trong năm 2023. Hiện nay, cả 3 mặt hàng này đều bị đánh thuế lên tới 100% tại Mỹ.

>> Phương Tây sẽ "ra tay" với pin xe điện Trung Quốc?

Riêng với pin lithium, Trung Quốc nắm giữ sản lượng áp đảo so với phần còn lại, hai công ty CATL, BYD chiếm gần 3/4 thị phần toàn cầu. Tuy nhiên, quy mô xuất khẩu pin lithium của Trung Quốc đang giảm xuống 12% tính đến quý I năm nay.

 Doanh thu tính thuế đối với hộ kinh doanh cần được điều chỉnh tăng. Ảnh: Đ.T

Doanh thu tính thuế đối với hộ kinh doanh cần được điều chỉnh tăng. Ảnh: Đ.T

Cuộc cạnh tranh bên ngoài Trung Quốc

Xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc hay chiến lược “Trung Quốc +1” đang diễn ra ngày một nhanh hơn. Bây giờ không chỉ là doanh nghiệp phương Tây, ngay cả các nhà sản xuất Trung Quốc cũng tìm kiếm bên thứ 3 để sản xuất và xuất khẩu “hợp lệ” vào Mỹ và châu Âu.

Hãng BYD đã đầu tư sản xuất xe điện ở Thái Lan, Indonesia… Giống như Tesla, BYD kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng của mình, bao gồm cả sản xuất pin - điều đó có nghĩa nó sẽ tạo ra một hệ sinh thái đa dạng, chứ không chỉ lắp ráp sản phẩm đơn thuần.

Nhiều tập đoàn Trung Quốc quan tâm đầu tư tại Việt Nam. Chẳng hạn, hai nhà sản xuất pin và hệ thống lưu trữ năng lượng đã lên kế hoạch đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam. Trong đó, Growatt New Energy mở rộng nhà máy ở Hải Phòng, với quy mô khoảng 300 triệu USD. Dòng vốn mới góp phần thay đổi diện mạo kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, cung cấp thêm giải pháp lưu trữ năng lượng điện.

Hơn 20 công ty quang điện của Trung Quốc có cơ sở sản xuất trên khắp Đông Nam Á, nhờ chi phí sản xuất rẻ, vị trí địa lý thuận lợi và được miễn thuế quan của Mỹ. Thế nhưng, giờ đây lợi thế đó sẽ không còn.

Ở chiều hướng ngược lại, các công ty năng lượng mới của Mỹ và châu Âu phải tìm cách tự chủ nguồn cung, tạo ra chuỗi cung ứng mới, có xu hướng dời sang Đông Nam Á - khu vực vẫn còn lợi thế cạnh tranh về lao động, chi phí sản xuất.

Bà Phạm Thùy Linh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng VinES từng cho biết, một mình Trung Quốc không thể ôm trọn bầu trời trong khi rất nhiều quốc gia, đặc biệt là Bắc Mỹ và châu Âu đang có động thái hạn chế pin từ Trung Quốc bằng cách đa dạng hóa nguồn cung. Chính vì vậy, cơ hội đến với nhiều doanh nghiệp, trong đó có VinES. Đây cũng là lý do tại sao VinES dù là công ty mới có nhiều khó khăn, thử thách như khởi đầu khi ra ngoài trao đổi với đối tác nước ngoài, nhưng vẫn có cơ hội chào sản phẩm, dịch vụ của mình”, bà Linh nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Công nghệ sạc pin xe điện lại có đột phá mới

    Công nghệ sạc pin xe điện lại có đột phá mới

    04:00, 26/05/2024

  • Cuộc đua tìm giải pháp sạc pin xe điện của các starup

    Cuộc đua tìm giải pháp sạc pin xe điện của các starup

    10:43, 14/04/2024

  • Đức

    Đức "nghiện” pin xe điện Trung Quốc

    04:00, 20/09/2023

  • VinES hợp tác với Cavico đảm bảo nguồn cung Nickel cho sản xuất pin xe điện

    VinES hợp tác với Cavico đảm bảo nguồn cung Nickel cho sản xuất pin xe điện

    15:49, 13/12/2022

  • "Vua pin xe điện" - Người nắm giữ tương lai của Tesla tại Trung Quốc

    02:00, 05/11/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ