Hải Dương: Tận dụng “địa lợi” để phát triển logistics

LAN VŨ 03/07/2024 08:53

Nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh, Hải Dương đã nhìn ra nhiều tiềm năng để phát triển các trung tâm logistics lớn.

>>>Phát triển Trung tâm logistics quốc tế hiện đại

>>>Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Hình thành trung tâm logistics mang tầm thế giới

Trung tâm tam giác kinh tế

Ngày 28/6, trong phiên họp thường kỳ, UBND tỉnh Hải Dương đã xem xét chủ trương đề xuất thực hiện Dự án Trung tâm dịch vụ logistics, cảng xăng dầu và hàng hoá, kho xăng dầu, khu dịch vụ thương mại tại Kinh Môn. Đây là 1 trong 2 dự án đầu tư xây dựng Trung tâm dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Hải Dương chỉ trong thời gian ngắn. Trước đó, Hải Dương cũng đã xem xét, thông qua chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm logistics, cảng thủy nội địa Ninh Giang với quy mô gần 27ha.

Có thể nhận thấy chỉ trong thời gian ngắn, Hải Dương đã thông qua chủ trương xây dựng 2 trung tâm logistics lớn. Đây được xem như “cuộc cách mạng” trong tư duy phát triển kinh tế của tỉnh khi địa phương này nhìn ra được lợi thế nằm giữa trung tâm vùng tam giác kinh tế phát triển bậc nhất khu vực phía Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

hiện, Hải Dương chưa hình thành trung tâm logistics lớn nào, mới chỉ có một số dịch vụ logistics như xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho tạm thời, gom và chia hàng lẻ, sửa chữa, bảo dưỡng container…

Hiện, Hải Dương chưa hình thành trung tâm logistics lớn nào, mới chỉ có một số dịch vụ logistics như xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho tạm thời, gom và chia hàng lẻ, sửa chữa, bảo dưỡng container…

Hải Dương có vị trí kết nối chiến lược, nằm trên giao điểm của các tuyến hành lang kinh tế trong và ngoài nước, kết nối các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các đầu mối trọng điểm. Các hành lang này đều có sự lưu chuyển thương mại và hàng hóa lớn. Thực tế này đã và đang hình thành yêu cầu phát triển dịch vụ hậu cần sau cảng với hàng loạt kết nối chuyên biệt như hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Từ đó giúp Hải Dương tận dụng lợi thế kết nối nhiều địa phương trên cả nước thông qua hệ thống đường cao tốc, một số tuyến quốc lộ: 1, 2, 5, 18, cửa khẩu, cảng biển quốc tế.

Ngoài ra, với những hành lang kinh tế quốc tế, Hải Dương có tiềm năng lớn trở thành kênh thương mại chính kết nối, luân chuyển hàng hóa giữa các tỉnh phía Tây, Tây Nam Trung Quốc với các nước trong khối ASEAN, cũng như kết nối khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trở thành nhân tố thúc đẩy công nghiệp trong vùng.

Nằm trên trục cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hải Dương có vị trí trung tâm, kết nối các tỉnh, thành phố công nghiệp trọng điểm của miền Bắc. Trong đó Hải Phòng với trọng tâm phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, hệ thống logistics quy mô quốc tế; Quảng Ninh với trọng tâm phát triển chế biến thủy sản, sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo; Bắc Ninh hướng đến công nghiệp điện, điện tử, tận dụng hệ sinh thái của Samsung; Hưng Yên hướng tới công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, đô thị thông minh và thương mại điện tử.

Theo ông Triệu Thế Hùng – Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, hiện Hải Dương chưa hình thành trung tâm logistics lớn nào, mới chỉ có một số dịch vụ logistics như xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho tạm thời, gom và chia hàng lẻ, sửa chữa, bảo dưỡng container… được thực hiện tại cảng cạn (ICD) Hải Dương và một số doanh nghiệp FDI cũng cung cấp các dịch vụ giao nhận và lưu trữ hàng hoá. Tuy nhiên dịch vụ của các đơn vị này còn đơn lẻ, chưa có tính tích hợp cao, hầu hết là những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty logistics ở nước ngoài. Chưa có doanh nghiệp điều hành toàn bộ các loại hình dịch vụ logistics, chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các ngành và các tỉnh trong vùng, liên vùng.

một số doanh nghiệp FDI cũng cung cấp các dịch vụ giao nhận và lưu trữ hàng hoá. Tuy nhiên dịch vụ của các đơn vị này còn đơn lẻ, chưa có tính tích hợp cao

Một số doanh nghiệp FDI cũng cung cấp các dịch vụ giao nhận và lưu trữ hàng hoá, tuy nhiên dịch vụ của các đơn vị này còn đơn lẻ, chưa có tính tích hợp cao

Theo đánh giá của Sở Công thương Hải Dương, với ưu thế vị trí cạnh Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh là những trung tâm logistics lớn ở miền Bắc, Hải Dương có nhiều tiềm năng để phát triển mảng logistics đầu vào. Đặc biệt là dịch vụ kho bãi, thông qua việc đóng vai trò cầu nối trung chuyển hàng hóa từ các cảng và một số địa phương, phân phối đi các địa phương khác trong khu vực phía Bắc nói riêng, cả nước nói chung.

Ông Nguyễn Văn Quang - Trưởng Phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương) cho biết, tốc độ tăng trưởng kép của ngành kho bãi giai đoạn 2016-2025 được dự báo cao hơn của ngành vận tải đường bộ. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường trong nước với các dịch vụ logistics này, tỉnh cần chú trọng đầu tư vào các dịch vụ kho bãi.

Những trung tâm logistics nghìn tỷ

>>>Gia Lai hút doanh nghiệp xây dựng hạ tầng Trung tâm logistics

Dự án Trung tâm logistics, cảng thuỷ nội địa Ninh Giang do Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đề xuất đầu tư ở xã Hồng Phúc với tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng. Dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, bốc xếp, lưu giữ, phân hối hàng hoá tại khu vực. Đồng thời, xây dựng đầu mối vận tải đa phương thức, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.

Dự án có quy mô gần 27 ha thuộc địa bàn xã Hồng Phúc (Ninh Giang) với công suất 3 triệu tấn hàng hoá/năm. Tổng vốn đầu tư dự án gần 1.400 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm kể từ ngày chấp thuận chủ trương đầu tư. Nếu được chấp thuận, dự án dự kiến hoàn thành giải phóng mặt bằng trong quý 3/2024, khởi công xây dựng trong quý 4/2024.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường trong nước với các dịch vụ logistics này, tỉnh cần chú trọng đầu tư vào các dịch vụ kho bãi.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường trong nước với các dịch vụ logistics, tỉnh Hải Dương cần chú trọng đầu tư vào các dịch vụ kho bãi.

Trung tâm logistics, cảng thuỷ nội địa Ninh Giang cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở huyện Ninh Giang và các khu vực lân cận; lưu kho, lưu bãi hàng hoá, bốc xếp, vận tải bằng đường thuỷ, đường bộ; thông quan hải quan; bảo dưỡng, sửa chữa vỏ container, phương tiện vận tải...

Việc hình thành trung tâm logistics, cảng thủy nội địa Ninh Giang sẽ mang lại nhiều hiệu ứng dây chuyền tốt cho các ngành công nghiệp, sản xuất của tỉnh Hải Dương và khu vực như: Đáp ứng nhu cầu vận tải, lưu giữ hàng hóa cho hoạt động của các KCN, CCN liền kề, đặc biệt là đối với các mặt hàng có nhu cầu vận thủy lớn như chế tạo, lắp ráp kết cấu thép, cơ khí; Sản xuất vật liệu xây dựng; Gia công đồ may mặc, da giày và nguyên phụ liệu; Chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, thức ăn gia súc;…

>>>Hiệp hội Logistics Hải Phòng đề xuất xây dựng trung tâm logistics

Dự án Trung tâm dịch vụ logistics, cảng xăng dầu và hàng hoá, kho xăng dầu, khu dịch vụ thương mại Kinh Môn do Công ty TNHH Đức Dương đề xuất đầu tư. Dự án này nằm trên địa bàn xã Minh Hoà (Kinh Môn) với diện tích đất sử dụng gần 35 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.400 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án góp phần phát triển ngành dịch vụ logistics của tỉnh, cung cấp dịch vụ tổng hợp và chất lượng cao trong giao nhận và lưu kho hàng hóa, giám sát hàng gửi, dịch vụ hải quan. Từ đó phát huy lợi thế kết nối quốc lộ 5 với cảng biển Hải Phòng qua sông Cấm.

Quy mô dự án gồm dịch vụ logistics có công suất khoảng 280.000 TEU/năm với hàng container và 100.000 tấn/năm với hàng rời. Xây dựng 3 cầu cảng gồm 1 cầu cảng phục vụ hoạt động xăng dầu, 2 cầu cảng dành cho xuất nhập hàng container và hàng rời. Kho xăng dầu có trữ lượng 48.000 m3 và khu vực thương mại dịch vụ hỗn hợp. Chủ đầu tư cam kết nếu dự án được chấp thuận đầu tư sẽ khẩn trương hoàn thành xây dựng và đưa dự án vào hoạt động trong quý II năm 2027.

Để thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ hậu cần sau cảng, tỉnh Hải Dương đã và đang tập trung triển khai rà soát, bổ sung, điều chỉnh, trình phê duyệt quy hoạch và tập trung triển khai các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trung tâm dịch vụ logistics, các phân vùng phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương và của vùng đồng bằng sông Hồng. Tập trung hình thành hệ thống cảng cạn, trung tâm logistics có quy mô lớn tính liên kết cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển Trung tâm logistics quốc tế hiện đại

    Phát triển Trung tâm logistics quốc tế hiện đại

    01:00, 28/05/2024

  • Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Hình thành trung tâm logistics mang tầm thế giới

    Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Hình thành trung tâm logistics mang tầm thế giới

    19:38, 11/05/2024

  • Gia Lai hút doanh nghiệp xây dựng hạ tầng Trung tâm logistics

    Gia Lai hút doanh nghiệp xây dựng hạ tầng Trung tâm logistics

    01:30, 28/04/2024

  • Hiệp hội Logistics Hải Phòng đề xuất xây dựng trung tâm logistics

    Hiệp hội Logistics Hải Phòng đề xuất xây dựng trung tâm logistics

    13:14, 15/01/2024

LAN VŨ