Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Hình thành trung tâm logistics mang tầm thế giới

THY HẰNG 11/05/2024 19:38

Theo Quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050, đồng bằng sông Hồng hình thành các trung tâm dịch vụ mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

>>>Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt mới đây thể hiện sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ đối với việc chỉ đạo xây dựng Quy hoạch của các vùng trong cả nước. Quy hoạch vùng là căn cứ pháp lý quan trọng để các bộ, ngành và địa phương triển khai các chương trình, dự án quan trọng của vùng trong thời kỳ quy hoạch.

Theo Quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050, đồng bằng sông Hồng hình thành các trung tâm dịch vụ mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Theo Quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050, đồng bằng sông Hồng hình thành các trung tâm dịch vụ mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Động lực phát triển hàng đầu

Theo đó, Quy hoạch xác định quan điểm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững. Phát triển vùng phải phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các thế mạnh về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử; các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị.

Phát triển và cơ cấu lại kinh tế vùng phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của vùng; phải phát huy hiệu quả các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu quốc gia để chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp và dịch vụ hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, bảo đảm vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái dẫn đầu cả nước.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm tổ chức không gian hợp lý, hiệu quả, thống nhất, liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế, phát huy tối đa những lợi thế của vùng và tác động lan tỏa của các vùng động lực, cực tăng trưởng, các hành lang kinh tế và các cảng quốc tế.

Đáng lưu ý, theo Quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050, đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái, thu nhập cao; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số, y tế và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Các ngành công nghiệp phát triển với công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp mới, công nghệ cao và chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.

Trên thực tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, kinh tế - xã hội của Vùng thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 của Vùng đạt 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế (sau vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Cửu Long), gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước (cả nước tăng 5,05%). 

Quy mô nền kinh tế giá hiện hành đạt hơn 3.100 tỷ đồng, chiếm 30,1% GDP cả nước, đứng thứ 2/6 vùng kinh tế (sau vùng Đông Nam Bộ 30,2%); GRDP bình quân đầu người đạt 131,9 triệu đồng, đứng thứ 2 cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ 166 triệu đồng). 

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2023 ước đạt hơn 720 nghìn tỷ đồng, đứng đầu cả nước (Vùng Đông Nam Bộ ước đạt 689 nghìn tỷ đồng); 

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2023 lớn nhất nước, ước đạt 17,382 tỷ USD (đứng trên vùng Đông Nam Bộ 11,394 tỷ USD), trong đó 5/11 địa phương trong vùng thuộc nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước. 

Quý I/2024, GRDP bình quân của Vùng đạt 6,2%; (bình quân cả nước 5,66%), thu cân đối NSNN đạt 94 nghìn tỷ đồng, bằng 37% dự toán (thu cân đối địa phương là 788 nghìn tỷ đồng), xuất khẩu ước đạt 31 tỷ USD, chiếm 33,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước (93 tỷ USD); giải ngân vốn đầu tư công của Vùng ước 4 tháng đạt hơn 25.128 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch (cả nước 17,5%).

Tuy nhiên, vùng đồng bằng sông Hồng cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như tăng trưởng kinh tế của vùng thời gian qua chưa thực sự ổn định và chưa đồng đều giữa các địa phương trong vùng; Cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại, trình độ công nghệ còn thấp, hiệu suất phát triển chưa cao, doanh nghiệp chủ yếu là quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp; Tổ chức không gian, bố trí lãnh thổ còn bộc lộ nhiều bất hợp lý; Ảnh hưởng khách quan của biến đổi khí hậu.

>>>Kiến tạo không gian phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

Tập trung nguồn lực cho phát triển trụ cột

Để phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh sẵn có của các lĩnh vực, khu vực, địa phương và tháo gỡ, hóa giải những hạn chế, yếu kém, mâu thuẫn, thách thức, khó khăn, đồng thời tạo ra động lực mới, thu hút nguồn lực mới cho phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng  triển khai xây dựng Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nghiêm túc, bài bản, công phu, khoa học và đúng quy định.

“Quy hoạch Vùng đồng bằng Sông Hồng vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, thể hiện sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ đối với việc chỉ đạo xây dựng Quy hoạch của các vùng trong cả nước. Quy hoạch vùng là căn cứ pháp lý quan trọng để các bộ, ngành và địa phương triển khai các chương trình, dự án quan trọng của vùng trong thời kỳ quy hoạch”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Đáng lưu ý, theo Quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050, đồng bằng sông Hồng sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. 

Trước khi Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng được thông qua, tháng 12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch TP. Hải Phòng đã xác định 3 đột phá phát triển, gồm cảng biển và dịch vụ logistics, chuyển đổi số và phát triển du lịch.

Quy hoạch TP. Hải Phòng đã xác định 3 đột phá phát triển, gồm cảng biển và dịch vụ logistics, chuyển đổi số và phát triển du lịch.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, với tinh thần hành động quyết liệt, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, Hải Phòng đã phát triển mạnh mẽ, khẳng định là một trong những cực tăng trưởng quan trọng của cả nước. Để hiện thực hóa mục tiêu, tầm nhìn tương lai, Quy hoạch TP. Hải Phòng đã xác định 3 đột phá phát triển, gồm cảng biển và dịch vụ logistics, chuyển đổi số và phát triển du lịch.

Cụ thể, xây dựng TP. Hải Phòng trở thành một trung tâm kết nối quốc tế, cảng Lạch Huyện và cảng Nam Đồ Sơn thành cụm cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế; là địa phương đi đầu cả nước về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số và kinh tế số; xây dựng quần thể du lịch biển Cát Bà - Đồ Sơn có sức hấp dẫn cao; kết hợp với Vịnh Hạ Long trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ quốc tế, liên kết với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới.

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đã được phê duyệt, giúp tăng tính liên kết Hải Phòng với các địa phương trong vùng. Hải Phòng sẽ có đầy đủ nền tảng vững chắc để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển trở thành thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với 3 trụ cột phát triển: dịch vụ cảng biển - logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế; có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững

    14:20, 09/05/2024

  • Kiến tạo không gian phát triển vùng đồng bằng sông Hồng

    03:00, 09/05/2024

  • Nam Định: Cực phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng

    03:00, 09/03/2024

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 8/3: Cực phát triển Vùng Đồng bằng Sông Hồng

    04:20, 08/03/2024

  • Quy hoạch Nam Định trở thành động lực phát triển quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng

    18:31, 06/03/2024

  • Quy hoạch đến năm 2050 Thái Bình là tỉnh phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng

    16:13, 30/12/2023

  • Quảng Ninh: Hình thành khu công nghiệp trọng điểm của vùng đồng bằng sông Hồng

    01:19, 07/12/2023

  • Đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua hội chợ công thương vùng đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng

    08:03, 18/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Hình thành trung tâm logistics mang tầm thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO