Đằng sau cú chuyển mình của Trung Quốc
Với đà suy giảm dân số như hiện nay, Trung Quốc có nguy cơ đối diện với bài toán tăng trưởng kinh tế suy giảm 1% mỗi năm trong vòng 10 năm tới. Nhưng, động lực mới đang trên đà trỗi dậy thay thế!
>>Trung Quốc "loay hoay" phục hồi sản xuất
Dân số Trung Quốc đang giảm nhanh nhất trong số những các nền kinh tế trên thế giới. Một nghiên cứu của Maybank cho biết, dân số nền kinh tế số 2 thế giới dự kiến sẽ giảm xuống còn 1,317 tỷ người vào năm 2050 và sau đó giảm gần một nửa xuống còn 732 triệu người vào năm 2100.
Dân số Trung Quốc giảm năm thứ hai liên tiếp vào năm 2023 xuống còn 1,409 tỷ người, giảm 2,08 triệu so với năm trước, theo dữ liệu từ Cục Thống kê nước này. Điều này song trùng với nền kinh tế không còn "sung sức" như trước đây.
Darren Tay, người đứng đầu bộ phận phân tích rủi ro của BMI cho rằng, tỷ lệ sinh giảm mạnh, lực lượng lao động hao hụt nhanh, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải đối mặt với kịch bản tăng trưởng GDP giảm khoảng 1% mỗi năm trong 10 năm tới.
Trong trường hợp không có dịch chuyển lao động, dân cư, tỷ lệ sinh 2,1 trẻ em/phụ nữ là con số lý tưởng để duy trì ổn định. Tuy nhiên, mức sống tăng lên khiến nhiều phụ nữ chọn không sinh con hoặc sinh tối thiểu.
Áp lực nuôi dậy trẻ em tại Trung Quốc đang tăng nhanh, do chi phí cao hơn; người trẻ cảm thấy khó khăn tiếp cận nhà ở, việc làm phù hợp với năng lực,… Tất cả điều này gây áp lực lên chính sách vĩ mô của quốc gia này.
Ngoài ra, tỷ lệ sinh giảm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ người già cần sự hỗ trợ từ thế hệ trẻ, điều này có thể gây ra gánh nặng quá mức lên hệ thống lương hưu và chăm sóc sức khỏe của một quốc gia.
Nhiều quốc gia chọn giải pháp cải cách động lực tăng trưởng để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực. Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào việc chuyển đổi sang các giải pháp kỹ thuật số và phát triển các công nghệ như tự động hóa và chip tiên tiến, với mục tiêu làm cho các ngành công nghiệp truyền thống hiệu quả hơn và cải thiện năng suất nói chung.
Trong tiến trình này cường quốc châu Á đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại. Trong giai đoạn 2014-2023, Trung Quốc có số hồ sơ đăng ký sáng chế liên quan trí tuệ nhân tạo tổng hợp gấp 6 lần so với Mỹ, lên đến 38.210 hồ sơ.
>>Trung Quốc kỳ vọng tăng đầu tư nước ngoài tại WEF Đại Liên
Năm 2023, mỗi tuần tại Trung Quốc xuất hiện 1 kỳ lân công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Ngoại trừ Mỹ, tổng số kỳ lân thế giới trong cùng thời gian là 45. Điều đáng chú ý là hầu hết trong số 30 nhà đầu tư đầu tư vào các kỳ lân Trung Quốc đều có trụ sở tại nước này, chẳng hạn ngân hàng China International Capital Corporation, các “đàn anh” như Tencent, Alibaba và Xiaomi; các quỹ như HongShan.
Nhà sản xuất chip SMIC của Trung Quốc khiến thế giới choáng váng khi trình làng chip 5nm sử dụng cho dòng điện thoại Huawei Mate 60 Pro. Đây là bước ngoặt lịch sử bởi vì công nghệ chip tối tân nhất hiện nay là 3nm.
Ở thượng tầng chính sách vĩ mô, chính phủ nước này thể hiện quyết tâm lớn, thay đổi triệt để cơ cấu, động lực tăng trưởng kinh tế. Những công ty internet bị gạt bỏ, bất động sản bị chặn lại. Những công ty nước ngoài sử dụng nhiều tài nguyên, lao động không còn được ưu ái.
Tất cả đang tập trung cho kinh tế xanh, năng lượng mới, ngành bán dẫn, và đặc biệt Bắc Kinh khẩn trương xây dựng “hệ thống toàn cầu” dựa trên liên minh năng lượng, tiền tệ, đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
Tương lai kinh tế Trung Quốc sẽ ra sao với dân số giảm?
11:18, 04/07/2024
Châu Á gặp khó trước tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc
03:30, 04/07/2024
"Xu hướng lạ” đe dọa kinh tế Trung Quốc
04:00, 03/07/2024
Trung Quốc "loay hoay" phục hồi sản xuất
03:30, 02/07/2024
Đức "ngược dòng" EU tìm cách trấn an Trung Quốc
03:30, 30/06/2024