Khu vực sản xuất của nền kinh tế Trung Quốc chứng kiến tình trạng thu hẹp tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 6/2024.
>>Đức "ngược dòng" EU tìm cách trấn an Trung Quốc
Theo dữ liệu công bố hôm 30/6 của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã không thay đổi ở mức 49,5 điểm trong tháng 6, kéo dài chuỗi suy giảm sang tháng thứ hai liên tiếp. Chỉ số PMI được sử dụng để đo lường hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Chỉ số này ở dưới mức 50 điểm cho thấy quá trình sản xuất đang co lại.
Ngoài ra, PMI phi sản xuất của Trung Quốc, bao gồm cả hoạt động dịch vụ và xây dựng, đã giảm xuống 50,5 trong tháng 6, từ mức 51,1 điểm trong tháng 5. Chỉ số phụ dịch vụ giảm xuống 50,2 điểm trong tháng 6, so với 50,5 điểm trong tháng 5, trong khi chỉ số phụ xây dựng giảm từ 54,4 điểm xuống 52,3 điểm.
Qinghe, nhà thống kê cấp cao của Cục Thống kê Trung Quốc, cho biết hoạt động dịch vụ bị kéo xuống do sự suy yếu của các dịch vụ thị trường vốn và hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường bất động sản Trung Quốc.
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi sau thời kỳ suy thoái kéo dài sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra các biện pháp hỗ trợ mới, bao gồm thúc giục chính quyền địa phương mua nhà chưa bán, cắt giảm lãi suất thế chấp hay giảm khoản thanh toán cho người mua nhà.
Các chuyên gia khác chỉ ra một số yếu tố thời tiết cực đoan, như mưa lớn ở miền Nam Trung Quốc đã cản trở hoạt động xây dựng của quốc gia, vốn mở rộng với tốc độ chậm hơn trong tháng 6, trong khi nhu cầu yếu khiến chỉ số PMI sản xuất bị ảnh hưởng.
>>Các công ty Trung Quốc phải hạn chế dùng AI vì thiếu chip
Cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn trì trệ kéo dài. Đây là một trong những thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt khi nhiều nước cáo buộc Trung Quốc đang cố gắng đẩy hàng giá rẻ ra thế giới để giải quyết hàng hóa tồn đọng trong nước.
Sự suy giảm trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu do vai trò trung tâm của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các nhà phân tích từ Capital Economics và Nomura nhấn mạnh rằng sản lượng công nghiệp giảm ở Trung Quốc có thể góp phần làm suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc.
Robert Carnell, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại ING, lưu ý rằng mặc dù tình hình kinh tế Trung Quốc không xấu đi nghiêm trọng nhưng nó vẫn là mối lo ngại đối với thị trường toàn cầu. Nền kinh tế Trung Quốc đang yếu đi, do nhu cầu trong nước thấp hơn và thách thức từ xuất khẩu, có thể gây áp lực giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt là trong các lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào hàng hóa và linh kiện Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, sự suy giảm liên tục trong ngành sản xuất của Trung Quốc mang đến cả thách thức và cơ hội. Một mặt, nhu cầu tiêu dùng yếu hơn từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt trong các ngành hàng nông sản hay hoa quả. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tiếp tục đón đầu cơ hội để trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn đối với đầu tư và sản xuất nước ngoài trong chiến lược Trung Quốc+1.
Có thể bạn quan tâm
Đức "ngược dòng" EU tìm cách trấn an Trung Quốc
03:30, 30/06/2024
Amazon “loay hoay” chống đỡ các đối thủ Trung Quốc
02:00, 29/06/2024
WEF Đại Liên: Trung Quốc cam kết tăng cường mở cửa thị trường
03:30, 26/06/2024
Euro 2024 - "Vũ khí" quảng cáo lợi hại của xe điện Trung Quốc
01:00, 26/06/2024
Trung Quốc kỳ vọng tăng đầu tư nước ngoài tại WEF Đại Liên
03:00, 25/06/2024