Trung Quốc có nhiều bằng sáng chế AI nhất, nhưng vẫn gặp khó

QUÂN BẢO 06/07/2024 02:28

Trong số 10 công ty có nhiều bằng sáng chế AI nhất có đến 6 cái tên của Trung Quốc. Tuy nhiên từ bằng sáng chế đến ứng dụng thực tế là 1 con đường dài.

>> Singapore trở thành trung tâm AI của Đông Nam Á

Robot hình người của Trung Quốc tại triển lãm Thiên Tân

Robot hình người của Trung Quốc tại triển lãm Thiên Tân.

Một báo cáo của Liên hợp quốc vừa công bố tuần này cho thấy, Trung Quốc đang thống trị cuộc đua toàn cầu về số lượng bằng sáng chế trí tuệ nhân tạo (AI). Trong vòng 10 năm trở lại đây, từ 2014 đến 2023, quốc gia này đã nộp hơn 38.000 đơn xin cấp bằng sáng chế liên quan đến AI, cao gấp 6 lần so với nước xếp thứ 2 là nước Mỹ.

Cụ thể, Trung Quốc có 38.210 bằng sáng chế, còn Mỹ có 6.276, Hàn Quốc có 4.155, Nhật Bản có 3.409 và Ấn Độ có 1.350 bằng sáng chế.

Báo cáo cũng cho thấy sức nóng của công nghệ AI tạo sinh khi các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ này hiện chiếm 6% tổng cố bằng sáng chế AI trên thế giới.

Trung Quốc đang cố gắng tìm cách bắt kịp các ông lớn tiên phong trong công nghệ mô hình ngôn ngữ lớn (LLM, là công nghệ nền tảng của AI tạo sinh) như OpenAI, Microsoft hay Alphabet sau khi đã bị chậm trễ hơn trong cuộc chơi AI tạo sinh này.

Điều này cũng được thể hiện ở số bằng sáng chế của các công ty Trung Quốc trong 10 năm qua. Các công ty của Trung Quốc chiếm 4 vị trí đầu bảng về số lượng bằng sáng chế AI. Công ty Tencent dẫn đầu thế giới với 2.074 bằng sáng chế, công ty Baidu xếp thứ 3 với 1.234 bằng, trong khi đó, công ty có nhiều bằng sáng chế nhất Mỹ là IBM chỉ có 601 bằng.

Trong 10 công ty có nhiều bằng sáng chế AI nhất thì có tới 6 đơn vị của Trung Quốc, 3 của Mỹ (IBM, Alphabet, Microsoft) và 1 của Hàn Quốc (Samsung).

>> Amazon “loay hoay” chống đỡ các đối thủ Trung Quốc

Sau khi ChatGPT ra đời và gây bão toàn thế giới, kéo theo hàng loạt ông lớn đổ tiền vào công nghệ này thì những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Alibaba hay Baidu cũng nhanh chóng mắn trình làng các sản phẩm LLM của mình nhằm cạnh tranh với Mỹ.

Trong nỗ lực củng cố sự hiện diện của mình trong cuộc đua công nghệ toàn cầu, tháng 5 vừa qua, Trung Quốc cũng đã đưa ra “kế hoạch hành động” kéo dài 3 năm nhằm chuẩn hóa, tăng cường các tiêu chuẩn về chip AI, AI tạo sinh và xây dựng sức mạnh điện toán quốc gia, nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ và kinh tế.

Theo Liên hợp Quốc, công nghệ dữ liệu hình ảnh và video thống trị các bằng sáng chế Gen AI với 17.996 sáng chế, tiếp theo là văn bản với 13.494 và âm thanh (giọng nói hoặc âm nhạc) với 13.480 bằng.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại đang gặp khó vì thiếu chip xử lý AI do lệnh cấm vận của Mỹ. Điều đó khiến các công ty công nghệ Trung Quốc đang phải hạn chế sử dụng các dịch vụ AI của họ vì thiếu sức mạnh tính toán do thiếu chip AI.

Các ông lớn công nghệ có mặt trong top 10 nhiều bằng sáng chế AI như Alibaba, Tencent hay ByteDance cũng đang khuyên các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều, hãy “chịu khó” xếp hàng chờ đợi.

Mặc dù các công ty Trung Quốc như Huawei hiện đang nỗ lực phát triển chip AI sản xuất trong nước, nhưng vẫn chưa chắc liệu ngành này có thể sản xuất chất bán dẫn cao cấp trên quy mô lớn hay không. Điều này cho thấy, từ sáng chế đến ứng dụng thực tế là một con đường rất dài.

Có thể bạn quan tâm

  • Đông Nam Á nỗ lực phát triển AI bằng ngôn ngữ địa phương

    Đông Nam Á nỗ lực phát triển AI bằng ngôn ngữ địa phương

    03:20, 05/07/2024

  • Để vươn ra toàn cầu công ty khởi nghiệp AI của Trung Quốc đua nhau chuyển đến Singapore

    Để vươn ra toàn cầu công ty khởi nghiệp AI của Trung Quốc đua nhau chuyển đến Singapore

    13:38, 04/07/2024

  • "Bong bóng" dotcom sẽ xảy ra với lĩnh vực AI?

    04:00, 04/07/2024

  • Bài học từ chiến lược AI của Apple

    Bài học từ chiến lược AI của Apple

    01:40, 04/07/2024

QUÂN BẢO