Đông Nam Á nỗ lực phát triển AI bằng ngôn ngữ địa phương

CẨM ANH 05/07/2024 03:20

Nhật Bản sẽ giúp các nước Đông Nam Á đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn bằng ngôn ngữ địa phương để thúc đẩy sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong khu vực.

>> Đông Nam Á tiếp tục là "điểm sáng" thu hút đầu tư toàn cầu

Nhật Bản đang tăng cường hợp tác giúp các nước Đông Nam Á xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn bằng ngôn ngữ bản địa

Nhật Bản đang tăng cường hợp tác giúp các nước Đông Nam Á xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn bằng ngôn ngữ bản địa.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến sẽ công bố sáng kiến này tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp châu Á do Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) tổ chức.

Thủ tướng Kishida coi AI và quá trình khử cacbon là những lĩnh vực mà Nhật Bản có thể cung cấp hỗ trợ đặc biệt cho các nước trong khối ASEAN. Ông dự kiến sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn giữa các công ty AI và doanh nghiệp Nhật Bản tại Singapore, Malaysia, Việt Nam và các nước còn lại trong khu vực, bao gồm cả các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).

LLM cung cấp nền tảng cho các mô hình AI tạo ra như ChatGPT. Do chúng cần được đào tạo trên lượng dữ liệu khổng lồ, nên ngày càng có nhiều tiến bộ hơn được thực hiện bằng các ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi như tiếng Anh... Các công ty Ấn Độ cũng đang nghiên cứu LLM bằng tiếng Hindi và tiếng Bengal.

Tuy nhiên, do tiếng Nhật hoặc nguôn ngữ của các quốc gia ở Đông Nam Á ít phổ biến hơn đã làm gia tăng quan ngại rằng sự tiến bộ chậm trễ trong ngôn ngữ của họ sẽ cản trở việc tạo ra các dịch vụ AI mới, tiện lợi và làm suy yếu sự đa dạng văn hóa.

Việc phụ thuộc vào các công ty nước ngoài để có được công nghệ tiên tiến cũng gây ra rủi ro cho an ninh kinh tế. Do đó, Nhật Bản mong muốn các nhà phát triển AI của mình sẽ hợp tác với các đối tác ở Đông Nam Á để đào tạo LLM trong bối cảnh ngôn ngữ và văn hóa địa phương, bao gồm biên soạn dữ liệu văn bản và giọng nói cũng như thử nghiệm các mô hình.

Hiện nay, Nhật Bản đã đẩy mạnh nỗ lực phát triển AI với sự hỗ trợ không ngừng của chính phủ. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Fumio Kishida, Nhật Bản đã công bố các kế hoạch đầy tham vọng, bao gồm tăng ngân sách đáng kể và ưu đãi thuế, để thúc đẩy các cải tiến trong AI. Đồng thời, Tokyo có kế hoạch cung cấp các nguồn tài nguyên tính toán như các đơn vị xử lý đồ họa được sử dụng để xử lý dữ liệu cho các quốc gia Đông Nam Á.

>> Google và “cuộc chiến đám mây” tại Đông Nam Á

Các mô hình LLM khu vực sẽ

Các mô hình LLM khu vực sẽ hỗ trợ các nước tăng khả năng tự lực về công nghệ.

Việc thành lập Hội đồng Chiến lược AI cũng nhấn mạnh cam kết của Nhật Bản trong việc khai thác tiềm năng chuyển đổi của AI với các tập đoàn Nhật Bản như NEC và SoftBank dẫn đầu và phát triển các mô hình ngôn ngữ quy mô lớn.

Trên thực tế, một số chương trình hợp tác đã được triển khai. Elyza, một đơn vị thuộc nhà mạng di động KDDI, đang phát triển một LLM của Thái Lan. Công ty này đặt mục tiêu kết nối các doanh nghiệp ở Nhật Bản và Thái Lan thông qua các dịch vụ do một tập đoàn của Thái Lan và công ty công nghệ tài chính Nhật Bản Kokopelli cung cấp.

Vào tháng 12/2023, Singapore đã công bố sáng kiến phát triển LLM được đào tạo bằng tiếng Indonesia, tiếng Malaysia và tiếng Thái Lan. Nhật Bản cũng đang nỗ lực tìm cách tham gia hợp tác trong dự án này.

Chính phủ Nhật Bản sẽ cung cấp trợ cấp cho các công ty mở rộng sang các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển của Nam Bán cầu với ngân sách là 140 tỷ yên (867 triệu USD). Dự án LLM của Thái Lan có thể là một trong những ứng cử viên đầu tiên cho khoản viện trợ này.

Bên cạnh đó, Chương trình Generative AI Accelerator Challenge (GENIAC) của Nhật Bản tập trung hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số cũng sẽ cung cấp 29 tỷ yên viện trợ vào cuối năm tài chính này. Thủ tướng Kishida cũng sẽ thảo luận về các sáng kiến theo kế hoạch xây dựng kỹ năng số, nhằm đào tạo 100.000 nhân viên trong vòng 5 năm thông qua hợp tác với các thành viên ASEAN.

Sự phát triển nhanh chóng của AI ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đang tạo ra những thay đổi đáng kể và định hình lại bối cảnh AI toàn cầu. Với sự hỗ trợ từ phía chính phủ và sự nhấn mạnh mạnh mẽ vào R&D, các nước Đông Nam Á đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách.

Một sáng kiến do chính phủ Singapore dẫn đầu nhằm mục đích khắc phục sự mất cân bằng với LLM Đông Nam Á. Theo đó, Sea-Lion, mô hình LLM đầu tiên tại Đông Nam Á, được đào tạo bằng các ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt, tiếng Thái Lan và tiếng Indonesia.

Ông Leslie Teo, Giám đốc cấp cao về sản phẩm AI Singapore cho biết, mô hình này là một lựa chọn rẻ hơn và hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp, chính phủ và học viện trong khu vực. “Chúng tôi không cố gắng cạnh tranh với các mô hình LLM lớn. Chúng tôi đang cố gắng bổ sung các ngôn ngữ địa phương để có thể đại diện tốt hơn cho cộng đồng khu vực," ông nói.

Bà Nuurrianti Jalli, Trợ lý giáo sư tại khoa truyền thông của Đại học bang Oklahoma đánh giá, những nỗ lực của Nhật Bản và Đông Nam Á có thể giúp người dân địa phương tham gia công bằng hơn vào nền kinh tế AI toàn cầu vốn chủ yếu do các công ty công nghệ lớn thống trị.

"Các LLM khu vực cũng cần thiết vì chúng hỗ trợ khả năng tự lực về công nghệ", bà Nuurrianti Jalli cho biết và nhấn mạnh việc ít phụ thuộc hơn vào các LLM do phương Tây cung cấp có thể mang lại quyền riêng tư tốt hơn cho người dân địa phương và cũng phù hợp hơn với lợi ích quốc gia hoặc khu vực.

Có thể bạn quan tâm

  • "Bong bóng" dotcom sẽ xảy ra với lĩnh vực AI?

    04:00, 04/07/2024

  • Bài học từ chiến lược AI của Apple

    Bài học từ chiến lược AI của Apple

    01:40, 04/07/2024

  • Trợ lý AI cho nhà báo

    Trợ lý AI cho nhà báo

    17:43, 01/07/2024

  • Goldman Sachs cảnh báo về

    Goldman Sachs cảnh báo về "cơn sốt" đầu tư AI

    03:00, 01/07/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đông Nam Á nỗ lực phát triển AI bằng ngôn ngữ địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO