Cần thêm gói tín dụng nhà ở xã hội?
Trong bối cảnh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng quá ì ạch, một số ý kiến cho rằng cần thêm gói tín dụng đối với nhà ở xã hội.
>> Ngân hàng bắt đầu giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng
Bộ Xây dựng vừa đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu gói tín dụng mới cho nhà ở xã hội với lãi suất giảm 3-5% so với lãi vay thương mại, thời hạn vay 10-15 năm.
Ì ạch giải ngân
Sau hơn 1 năm triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, mặc dù quy mô của gói tín dụng này đã tăng lên 130.000 tỷ đồng với sự góp mặt của TPBank và VPBank, song tốc độ giải ngân vẫn rất ì ạch. Theo Bộ Xây dựng, đến nay gói tín dụng này mới chỉ giải ngân được có 1.144 tỷ đồng, tức chưa được 1%.
Có nhiều nguyên nhân khiến gói tín dụng này giải nhân chậm chạp, như việc công bố danh mục nhà ở xã hội đủ điều kiện vay còn hạn chế; một số dự án đủ điều kiện nhưng chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn; một số dự án còn gặp vướng mắc về mặt pháp lý, về giải phóng mặt bằng, về thủ tục tính tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất...
Bên cạnh đó, lãnh đạo một số ngân hàng cũng phản ánh do quy định đối tượng thụ hưởng còn phức tạp khiến người dân gặp khó khăn khi vay ưu đãi. Cũng bởi đầu ra hạn chế nên các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư nhà ở xã hội. Do đó, Bộ Xây dựng vừa đề nghị NHNN nghiên cứu gói tín dụng mới cho nhà ở xã hội.
>> Cẩn trọng gói tín dụng nhà ở xã hội
Thêm gói mới hay sửa gói cũ?
Một số chuyên gia cũng đồng tình với đề xuất này của Bộ Xây dựng, song nhiều ý kiến khác lại không đồng tình như vậy khi cho rằng, việc gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm một phần cũng do việc triển khai các dự án này vẫn đang gặp nhiều vướng mắc về pháp lý khiến nguồn cung bị hạn chế. Bên cạnh đó là các quy định về đối tượng thụ hưởng khá khắt khe... Do đó, nếu các nút thắt này không được gỡ, thì gói tín dụng mới cũng sẽ rơi vào tình trạng giải ngân ì ạch.
Liên quan đến lãi suất, dù cũng chung nhìn nhận là lãi suất của gói 120.000 tỷ đồng vẫn còn cao, song nhiều chuyên gia cho rằng, cũng khó trách được các ngân hàng khi mà toàn bộ nguồn vốn của gói tín dụng này đều được huy động từ người dân và tổ chức kinh tế. Vì thế, thay vì triển khai thêm một gói tín dụng mới, nên điều chỉnh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng theo hướng nới điều kiện và mở rộng hơn về đối tượng thụ hưởng, đồng thời Nhà nước nên cấp bù lãi suất.
“Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước khác. Ví dụ tại Singapore, công dân được quyền mua nhà ở, vay tiền ngân hàng với kỳ hạn 30 – 36 năm, lãi suất chỉ 2,5%/năm, phần chênh lệch lãi suất còn lại do Chính phủ tài trợ”, TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Gói tín dụng nhà ở xã hội nguy cơ "ế"
15:40, 15/06/2022
Khơi thông tín dụng nhà ở xã hội
09:00, 13/05/2021
Vì sao khó đạt chỉ tiêu 130.000 căn nhà ở xã hội trong năm nay?
11:20, 11/07/2024
Khó đạt chỉ tiêu 130.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2024
03:00, 11/07/2024
Nguồn vốn vay mua nhà ở xã hội vẫn khó tiếp cận
10:00, 07/07/2024
Hải Dương: Quyết liệt triển khai xây dựng nhà ở xã hội
11:03, 09/07/2024