Những áp lực buộc FED giảm lãi suất từ tháng 9
Ngoại trừ các dữ liệu tích cực của nền kinh tế, đã đến lúc FED cần hạ lãi suất để ngăn chặn làn sóng bất mãn với “đồng bạc xanh”.
>>Vì sao FED vẫn thận trọng trong cắt giảm lãi suất?
Từ tháng 3/2021 đến nay, Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã tăng lãi suất 11 lần, từ mức 0 - 0,25% đến 5,25 - 5,5%. Lý do bao trùm là phục vụ mục tiêu chống lạm phát, đưa lạm phát về 2%.
Những cuộc họp chính sách gần đây đã liên tục làm thất vọng giới đầu tư và các ngân hàng trung ương toàn cầu. Không có lần cắt giảm lãi suất nào của FED suốt năm 2023 và nửa đầu năm 2024.
Mới đây, Thống đốc FED Christopher Waller và Chủ tịch FED New York John Williams dường như loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách ngày 30-31/7. Tuy nhiên, kỳ vọng hạ lãi suất từ quý 4 năm nay được nhen nhóm trở lại.
Các quan chức hàng đầu của cơ quan tài chính giàu quyền lực này cho biết hôm thứ Tư rằng, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đang “tiến gần hơn” đến việc cắt giảm lãi suất do quỹ đạo lạm phát được cải thiện và thị trường lao động cân bằng hơn. Điều này tạo tiền đề cho FED cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Nhiều nhà lãnh đạo tại FED và các chi nhánh đồng quan điểm, áp lực về giá dường như đang giảm bớt trên diện rộng, với giá hàng hóa giảm, giá nhà ở tăng chậm lại và tăng trưởng tiền lương vừa phải hơn góp phần vào việc giảm giá được chờ đợi từ lâu trong lĩnh vực dịch vụ.
Ông Christopher Waller đưa ra 3 kịch bản cho mối quan hệ biện chứng giữa “lạm phát và lãi suất”: hai kịch bản có khả năng xảy ra nhất cho thấy lạm phát sẽ tiếp tục ở mức vừa phải theo mục tiêu 2%. Khả năng thứ ba và ít có khả năng xảy ra nhất là lạm phát tăng tốc trở lại và FED giữ nguyên lãi suất.
"Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có thể đạt được cú hạ cánh nhẹ nhàng trong việc giảm lạm phát mà không gây ra một cuộc suy thoái đau đớn và tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh", ông Christopher Waller nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia dự báo, lãi suất đồng đô la Mỹ sẽ giảm về 4,50% - 4,75% vào cuối năm 2024. Đây vẫn được coi là mức lãi suất cực cao trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất cân bằng.
Ngoài lý do lạm phát đang giảm ở Mỹ, chưa bao giờ đồng đô la Mỹ bị “tấn công” dữ dội như hiện nay, tính “ích kỷ độc tôn” của nó đã khơi dậy phong trào “phi đô la hóa” trong giao dịch dầu mỏ, khí đốt.
Việc Washington “vũ khí hóa” đồng tiền quá tay khiến nhiều nền kinh tế rơi vào khó khăn, mất cân đối cán cân xuất nhập khẩu, dịch chuyển lao động trên quy mô xuyên quốc gia, châu lục.
Cái khó hơn nữa, kể từ đầu thế kỷ XXI, tỷ lệ giao dịch quốc tế bằng “đồng bạc xanh” đã ổn định ở mức từ 85-90%. Tất cả các quốc gia đều chịu ảnh hưởng khi lãi suất đồng tiền này quá cao.
Thế giới quá mệt mỏi với việc dõi theo chính sách kinh tế dài hạn của Mỹ thường thay đổi qua các nhiệm kỳ lãnh đạo FED khác đảng phái; các cuộc đàm phán bế tắc về việc có nên nâng mức trần nợ công hay không; nếu chính phủ Mỹ đóng của đe dọa giá tri trái phiếu chính phủ - là tài sản an toàn nhất thế giới.
Có thể bạn quan tâm
FED “hết đường” lui, giá vàng tuần tới tiếp tục tăng?
11:20, 14/07/2024
Lạm phát "hạ nhiệt", FED sẽ giảm lãi suất vào tháng 9?
03:00, 13/07/2024
FED đang tiến gần hơn đến việc cắt giảm lãi suất?
03:30, 11/07/2024
FED bị “dồn vào chân tường”, giá vàng tuần tới sẽ ra sao?
04:20, 07/07/2024
Châu Á có thể chịu đựng mức lãi suất cao của FED?
03:00, 18/06/2024