Đột phá ứng dụng AI trong khai thác mỏ
Một startup của Mỹ đang nổi lên như một nhân tố mới trong cuộc đua toàn cầu để khai thác các mỏ kim loại cần thiết cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh.
Kết hợp các nhà địa chất và nhà khoa học dữ liệu
Mới chỉ vài năm tuổi, KoBold Metals ở Mỹ đang là một trong những công ty đi đầu trong việc ứng dụng AI vào ngành khai thác mỏ. Kurt House và Josh Goldman, hai nhà sáng lập của công ty khai thác này, đã đặt cược rằng họ có thể hiện đại hóa ngành khai thác bằng cách sử dụng AI để tìm kiếm đồng, lithium, niken và coban.
>>Ngành tiền điện tử Mỹ sẽ "tươi sáng" nếu ông Trump tái đắc cử
Họ nói rằng các kỹ thuật học máy cho phép họ thu thập và phân tích dữ liệu phức tạp hơn về các mỏ khoáng so với phương pháp thăm dò truyền thống. Một số người trong ngành khai thác cho rằng KoBold phóng đại tác động của AI đối với việc thăm dò khoáng sản và các nỗ lực trước đây nhằm cách mạng hóa ngành này bằng các phương pháp như vậy không phải lúc nào cũng thành công.
KoBold đang nằm ở giao điểm của quá trình chuyển đổi xanh và AI. Công ty đạt được định giá hơn 1 tỷ USD vào năm 2023 trong một đợt huy động vốn, nhận được đầu tư từ Breakthrough Energy của tỷ phú Bill Gates, Standard Industries và công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz. Các nhà đầu tư khác bao gồm Mitsubishi và BHP. Kế hoạch tiếp theo của công ty là tăng gấp đôi mức định giá này.
Tại công ty này, các nhà địa chất và nhà khoa học dữ liệu làm việc theo cặp trong các dự án. Điều này khác biệt với hầu hết các công ty khai thác truyền thống, nơi các nhà địa chất thường đông hơn nhiều so với các đồng nghiệp dữ liệu.
KoBold sẽ tạo ra các bản mô phỏng của các mỏ khoáng sản dưới lòng đất bằng cách sử dụng khoan lỗ, súng laser, hình ảnh vệ tinh và phát hiện điện từ, cùng với các kỹ thuật khác. Các thuật toán sau đó xác định cách vị trí để khoan kiểm tra tính hiệu quả của các mô hình, giúp thu hẹp và tìm ra những mô hình nào là chính xác nhất. Bằng cách đưa dữ liệu mới vào các mô hình của mình và loại bỏ các giả thuyết theo thời gian thực, công ty có thể nhanh chóng tinh chỉnh những gì họ đang tìm kiếm, vốn mất nhiều tháng với cách làm trước đây.
>>Ai sẽ mua TikTok Mỹ với giá 150 tỷ USD?
Hiện công ty Mỹ đang có hơn 60 dự án thăm dò ở Bắc Mỹ, châu Phi và Australia. Công ty cho biết các phương pháp dựa trên dữ liệu của họ đã chứng minh một lợi thế khi tìm kiếm lithium ở Quebec, Canada.
Dựa trên hình ảnh vệ tinh, các mô hình của KoBold ban đầu dự đoán rằng một khu vực đá chứa lithium vì chúng có vệt trắng, một dấu hiệu đặc trưng. Nhưng sau đó các nhà khoa học thực địa phát hiện ra rằng vệt trắng trên một số tảng đá đã lừa các mô hình, dẫn đến kết quả sai lệch. KoBold đã kết nối các nhà khoa học dữ liệu với các nhà khoa học thực địa để xây dựng một mô hình cập nhật trong vài ngày, tránh các tảng đá giả mạo. Thông thường, các thợ mỏ sẽ thu thập mẫu đá và lên kế hoạch nghiên cứu thực địa nhiều tháng hoặc thậm chí một năm sau đó.
Bài thử tại châu Phi
Tại Zambia, cách tiếp cận của KoBold hiện đối mặt với thử thách lớn nhất khi dữ liệu đầu vào rất hạn chế. Nhân viên của công ty đang nỗ lực số hóa các bản đồ từ kho lưu trữ của nhà nước để giúp huấn luyện các mô hình học máy về địa chất địa phương. Các dữ liệu đều đến từ các cuộc thăm dò trước đó, trong đó một số từ những năm 1950.
Với cách tiếp cận bằng công nghệ, công ty này đã phát hiện ra một số mỏ khoáng sản đã bị bỏ qua, như mỏ Mingomba. Mỏ này có trữ lượng hơn 300.000 tấn đồng hàng năm, đủ để giúp nó nằm trong danh sách các mỏ đồng lớn nhất thế giới. Dù vậy, các báo cáo về quy mô của công ty vẫn gây tranh cãi về tính xác thực.
Ngoài ra, kể cả với trữ lượng như vậy, năng lực khai thác thực tế cũng bị đặt dấu hỏi khi mỏ này nằm sâu hơn 1 dặm dưới lòng đất. Công ty Mỹ vốn chỉ là một công ty thăm dò, nhưng cũng đang dấn thân vào ngành khai thác tại Zambia dù nhiều rủi ro. Ngành khai thác đầy rẫy những nỗ lực thất bại trong việc khởi động các mỏ mới, đòi hỏi lượng vốn khổng lồ trước, với lợi nhuận nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ sau đó.
KoBold đã lên kế hoạch xây dựng một lò luyện, sử dụng nhiệt để lấy kim loại ra khỏi quặng. Lãnh đạo công ty cho biết họ đang lên kế hoạch đầu tư 2,3 tỷ USD vào Mingomba và bắt đầu đào mỏ vào năm 2026, với sản xuất dự kiến bắt đầu vào đầu những năm 2030. Các mỏ sâu dưới lòng đất có thể đặc biệt khó khăn.
Nhưng tiềm năng của công ty là không phải bàn cãi, đặc biệt khi những áp dụng công nghệ tiên tiến vào một ngành công nghiệp khó nhằn của họ đã thu hút chính phủ Mỹ. KoBold là một trong số ít các công ty khai thác lớn của Mỹ hiện diện ở khu vực cận Sahara. Như năm 2023, KoBold đã được chính phủ Mỹ lựa chọn để thẩm định một dự án khai thác đồng và coban ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Có thể bạn quan tâm
EU vấp nhiều rào cản để kiềm chế năng lực công nghệ Trung Quốc
03:00, 23/06/2024
Trung Quốc âm thầm chiếm lĩnh chuỗi cung ứng công nghệ Đông Nam Á
03:00, 02/06/2024
Lộ diện "chiến trường" mới của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu
03:00, 01/06/2024
Không phải công nghệ, một ngành khác ở Indonesia hút mạnh vốn đầu tư
03:00, 30/05/2024
Công nghệ sạc pin xe điện lại có đột phá mới
04:00, 26/05/2024