Lộ diện "chiến trường" mới của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu

CẨM ANH 01/06/2024 03:00

Các công ty cung ứng công nghệ Trung Quốc đang tham gia cuộc chiến kinh doanh ở Đông Nam Á, nơi các đối thủ từ lâu đã hỗ trợ Google, Apple.... mở rộng sản xuất.

>> Bị Mỹ áp thuế cao, Trung Quốc sẽ "trả đũa" ra sao?

Đồng hồ Pixel Watch đang là sản phẩm được cạnh tranh giành hợp đồng sản xuất giữa các nhà cung ứng Đại lục và Đài Loan (Trung Quốc).

Đồng hồ Pixel Watch đang là sản phẩm được đưa ra cạnh tranh giành hợp đồng sản xuất giữa các nhà cung ứng Đại lục và Đài Loan (Trung Quốc).

Google là một trong những công ty công nghệ toàn cầu đầu tiên yêu cầu các nhà cung cấp xây dựng năng lực sản xuất bên ngoài Trung Quốc do căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington. Theo đó, Compal Electronics, Quanta Computer, Pegatron và Inventec là những nhà cung cấp truyền thống cho các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, giờ đây, họ có nguy cơ thấy các đơn đặt hàng tuột khỏi tay do các đối thủ Trung Quốc cũng đang đổ xô vào khu vực Đông Nam Á. Theo Nikkei Asia, Google đang yêu cầu nhà cung cấp Trung Quốc Goertek sản xuất đồng hồ Pixel tại Việt Nam.

Một nguồn tin cho biết, các đơn đặt hàng lắp ráp thiết bị từ lâu chỉ dành riêng cho các công ty Đài Loan, nhưng Goertek sẽ chịu trách nhiệm sản xuất phiên bản đồng hồ mới nhất vào năm 2025.

Trong khi đó, BYD của Trung Quốc đang đấu thầu để sản xuất điện thoại Pixel tại Đông Nam Á, mặc dù Google vẫn chưa đưa ra quyết định về vấn đề này. Cho đến thời điểm hiện tại, tất cả điện thoại Pixel hiện đang được sản xuất bởi các nhà cung ứng Đài Loan. 

Tham vọng của Goertek và BYD nhấn mạnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong chuỗi cung ứng công nghệ trong khu vực. Trong những năm gần đây, Đông Nam Á đã nổi lên như một khu vực sản xuất tiềm năng, một phần do sự leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Các nhà phân tích của Nomura chỉ ra, với căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang gia tăng, các công ty đang tìm cách giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc và đa dạng hóa chuỗi cung ứng hoặc đang chuyển dịch sản xuất để tránh các hạn chế thương mại và phòng ngừa rủi ro bị trừng phạt thêm.

Với ưu thế địa lý gần Trung Quốc và chi phí lao động thấp hơn đáng kể khiến các quốc gia như Việt Nam và Thái Lan trở thành lựa chọn hàng đầu để đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Các nhà cung cấp công nghệ Trung Quốc là một trong những công ty tích cực nhất khi xây dựng các nhà máy sản xuất trong khu vực những năm gần đây. Theo phân tích dữ liệu của Nikkei Asia, trong danh sách nhà cung cấp hàng đầu gần đây nhất của Apple, 37% trong số 35 nhà cung cấp của Apple tại Việt Nam là các công ty Trung Quốc.

>> Trung Quốc tăng vốn đầu tư củng cố năng lực sản xuất chip

Việt Nam thu hút được những tên tuổi lớn đến đầu tư là nhờ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia và vị trí gần Trung Quốc

Việt Nam thu hút được những tên tuổi lớn đến đầu tư là nhờ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia và có vị trí gần Trung Quốc

TCL Technology, một trong những nhà sản xuất TV hàng đầu của Trung Quốc, đã mở rộng hoạt động Việt Nam vào tháng 2/2020. Trên trang web chính thức, công ty này cho biết rằng sự tăng trưởng chiến lược tại Việt Nam là nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh về xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, ông Lai Ming-Kuen, Tổng giám đốc của Acter cho biết, suy thoái kinh tế tại Trung Quốc đại lục cũng thúc đẩy nhiều công ty khám phá các cơ hội tại các thị trường mới. "Chúng tôi nhận thấy rất nhiều công ty Trung Quốc đang chạy đua sang Đông Nam Á để giành thị trường và tìm kiếm động lực tăng trưởng ngoài thị trường nội địa", ông Lai nói.

Việc di dời hoặc mở rộng sản xuất dễ thấy nhất trong các lĩnh vực như ô tô và linh kiện, điện tử, may mặc và đồ chơi, hàng hóa vốn, hàng tiêu dùng bền và chất bán dẫn. Theo nghiên cứu, Mỹ và các nước phát triển ở châu Á như Nhật Bản phần lớn đầu tư vào Ấn Độ, trong khi các công ty Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng đầu tư vào Đông Nam Á.

Vincent Chang, Giám đốc điều hành khu vực châu Á và liên lục địa tại Advantech, nhà sản xuất máy tính công nghiệp lớn nhất thế giới nhận định, các công ty Trung Quốc đã liên tục cải thiện chất lượng. "Các doanh nghiệp hoàn toàn không còn là nhà cung cấp sản phẩm hạng hai. Nếu còn giữ những ấn tượng lỗi thời như vậy, bạn sẽ thua lỗ nặng nề", ông Chang nhấn mạnh.

Ông Chang cũng chỉ ra, với nguồn vốn dồi dào và đảm bảo chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp Trung Quốc đang góp phần giúp các nước Đông Nam Á cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho biết, việc mở rộng chuỗi cung ứng tại khu vực có thể gây ra những tác động không mong muốn. Sau đại dịch, các nhà cung cấp Trung Quốc đã tích cực thiết lập hoạt động tại Đông Nam Á và Mexico để sản xuất và xuất khẩu tại thị trường thứ ba. Điều này đã thu hút sự chú ý của Washington. Do đó, các chuyên gia lưu ý, cần theo dõi các động thái từ Mỹ nếu thặng dư thương mại từ Đông Nam Á tiếp tục tăng.

Có thể bạn quan tâm

  • Bị Mỹ áp thuế cao, Trung Quốc sẽ

    Bị Mỹ áp thuế cao, Trung Quốc sẽ "trả đũa" ra sao?

    04:00, 31/05/2024

  • Trung Quốc tăng vốn đầu tư củng cố năng lực sản xuất chip

    Trung Quốc tăng vốn đầu tư củng cố năng lực sản xuất chip

    03:00, 31/05/2024

  • Mỹ tăng thuế với Trung Quốc: Hé lộ nhiều “góc khuất”

    Mỹ tăng thuế với Trung Quốc: Hé lộ nhiều “góc khuất”

    04:00, 28/05/2024

  • Cuộc chiến giá xe điện của Trung Quốc lan ra toàn cầu

    Cuộc chiến giá xe điện của Trung Quốc lan ra toàn cầu

    03:00, 27/05/2024

  • EU - Trung Quốc cạnh tranh đầu tư kỹ thuật số tại Trung Á

    EU - Trung Quốc cạnh tranh đầu tư kỹ thuật số tại Trung Á

    03:30, 26/05/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Lộ diện "chiến trường" mới của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO