Kinh tế thế giới

Bức tranh kinh tế thế giới (Kỳ II): Hàm ý cho Việt Nam

TS. BÙI NGỌC SƠN, Chuyên gia Kinh tế độc lập 03/08/2024 03:00

Dù bức tranh kinh tế thế giới có thể sẽ sáng sủa hơn trong những tháng cuối năm nay, nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro khó lường.

>> Bức tranh kinh tế thế giới (Kỳ I): Sáng tối đan xen nửa đầu năm

Khả năng FED cắt giảm lãi suất, xung đột Biển Đỏ, làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc… sẽ là những yếu tố tác động mạnh đến kinh tế thế giới.

p/Mỹ đã tăng thuế đối xe ô tô điện Trung Quốc từ trên 25% lên 102%. Ảnh: Reuters

Mỹ đã tăng thuế đối xe ô tô điện Trung Quốc từ trên 25% lên 102%. Ảnh: Reuters

Chính sách tiền tệ của FED

Lãi suất cao của đồng USD được xem là trở ngại lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đã có kỳ vọng rằng FED sẽ có 2 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Nhưng tình kinh tế Mỹ và rủi ro trên toàn cầu cho đến nay cho thấy rằng về cơ bản gần như không có khả năng nào về việc FED sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Sự chắc chắn của nền kinh tế Mỹ và những rủi ro chiến tranh ở nhiều nơi trên thế giới là những yếu tố khiến lạm phát ở Mỹ khó giảm về mức mục tiêu, dù lãi suất cao.

Đầu năm nay, có một số dự báo FED sẽ có thể giảm lãi suất vào tháng 9/2024, nhưng những dấu hiệu căng thẳng ở Biển Đỏ, chiến sự Nga - Ukraine, xung đột thương mại Mỹ - Trung,… có thể khiến giá cả thế giới tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động đến quyết định cắt giảm lãi suất của FED trong năm nay.

Bất ổn Biển Đỏ không đáng lo ngại

Xung đột Israel-Hamas kéo theo khủng hoảng an ninh trên Biển Đỏ khi nhóm Houthi tấn công các tàu đi qua vùng biển này với lý do ủng hộ người Palestin ở Gaza bị Isreal tấn công. Những xung đột này gây lo ngại khiến giá dầu, giá vận chuyển hàng hóa tăng, và kết quả là lạm phát trên thế giới khó kiểm soát hơn do sự đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Mặt khác, việc Iran bầu Tổng thống mới, ông Masoud Pezeshkian thay thế cố Tổng thống Sayyid Ebrahim, đang được xem là cơ hội giảm căng thẳng ở Trung Đông. Tân Tổng thống Iran muốn quan hệ với Mỹ và phương Tây nhằm nới lỏng và loại bỏ các cấm vận đối với nước này. Đây được xem là dấu hiệu quan trọng giảm căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông vì cả Hamas, Houthi, và Hezbolla ở Liban, đang có chiến tranh với Isreal, đều do Iran hậu thuẫn.

Hơn nữa, những căng thẳng ở Trung Đông ít có tác động lên giá cả toàn cầu. Những lý do giải thích được cho là, thứ nhất, lượng hàng và dầu lửa đi qua vùng này chiếm tỷ trọng chỉ khoảng 10% tổng thương mại toàn cầu; thứ hai, các chuỗi cung ứng toàn cầu kể từ sau đại dịch Covid-19 đã được ổn định.

Xung đột thương mại gia tăng

Trung Quốc hiện bị cáo buộc sử dụng nhiều khuyến khích và trợ cấp cho sản xuất công nghiệp nhằm tạo bước tiến nhanh trong cạnh tranh với Mỹ và phương Tây. Điều này gây ra tình trạng dư thừa công suất rất lớn. Nền kinh tế Trung Quốc chiếm 17% GDP toàn cầu và 30% tổng sản lượng công nghiệp chế tạo toàn cầu (năm 2022), trong khi chỉ chiếm 12% tiêu dùng toàn cầu. Sự chênh lệch này cho thấy rõ nét sự dư thừa công suất của nước này. Khi tiêu dùng trong nước và tăng trưởng toản cầu sụt giảm, tình trạng dư thừa này trở nên nghiêm trọng.

>> Viễn cảnh trật tự kinh tế thế giới

Mỹ đã tăng thuế vào các mặt hàng kể trên nhập khẩu từ Trung Quốc, thậm chí thuế đánh vào xe ô tô điện tăng 4 lần từ trên 25% lên 102%. EU cũng tăng thuế thêm 38% đối với xe điện từ Trung Quốc. Canada cũng đang xem xét “nối gót” Mỹ; Indonesia cho biết sẽ đánh thuế 200% vào một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc; Ấn Độ, Brazil…cũng đang xem xét để có hành động tương tự.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ có đòn trả đũa, chẳng hạn sẽ nâng thuế đánh vào thịt lợn và rượu vang nhập khẩu từ châu Âu, tăng thuế đánh đối với một số loại xe cao cấp nhập khẩu từ châu Âu…

Tăng trưởng GDP quý I/2024 của Mỹ đã chậm lại so với các quý trước. Nguồn: Statista

Tăng trưởng GDP quý I/2024 của Mỹ đã chậm lại so với các quý trước. Nguồn: Statista

Những đòn trả đũa nhau này chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến thương mại, đầu tư và tăng trưởng của các nền kinh tế lớn cũng như tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong phần còn lại của năm 2024.

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Từ những trình bày ở trên có thể rút ra một số nhận định cơ bản về kinh tế toàn cầu trong những tháng cuối năm 2024 như sau:

Thứ nhất, lạm phát, đặc biệt ở EU, đã được kiểm soát. Chính sách lãi suất đang ở bước ngoặc để trở về trạng thái bình thường. Điều này có nghĩa sự giảm tốc của kinh tế thế giới đã tới đáy, và kinh tế thế giới có hy vọng tăng trưởng trở lại từ nửa cuối năm 2024. Báo cáo tháng 5/2024 của OECD dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cả năm 2024 sẽ ở mức 3,1% (điều chỉnh tăng từ mức 2,9% hồi tháng 1/2024) và sẽ đạt 3,2% trong năm 2025, so với mức 3,1% của cả năm 2023.

Thứ hai, kinh tế Mỹ ngày càng chứng tỏ là đầu tàu kinh tế thế giới, trong khi Trung Quốc lại nhanh chóng đánh mất vai trò này.

Thứ ba, rủi ro lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu trong nửa cuối năm 2024 là xung đột thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, tác động này sẽ không lớn vì nền kinh tế Mỹ tỏ ra rất chắc, trong khi Trung Quốc không còn vai trò này.

Kinh tế Mỹ và EU ổn định đã giúp Việt Nam có được mức tăng trưởng xuất khẩu khá tốt trong nửa đầu năm 2024 với mức tăng 14,9%. Hy vọng nửa cuối năm triển vọng sẽ còn tốt hơn.

Vấn đề đối kinh tế Việt Nam là tình trạng bán hàng thừa với giá rẻ từ Trung Quốc. Khi nhiều nền kinh tế đang có những biện pháp ngăn tình trạng này, thì Việt Nam lại tỏ ra chậm chạp. Việt Nam đã phải đối mặt với tình huống này từ cuối năm 2023 và hiện vẫn chưa có biện pháp nào được thực thi. Hàng hóa giá rẻ từ các tổng kho khổng lồ ngay sát biên giới bán vào thị trường trong nước theo đường online đang gây thiệt hại nặng cho các nhà sản xuất và thương mại Việt Nam. Nếu không có cách giải quyết, thì tình trạng mất việc làm, trả mặt bằng kinh doanh… sẽ vẫn tiếp tục, gây thiệt hại lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • FED khó giảm lãi suất, kinh tế thế giới

    FED khó giảm lãi suất, kinh tế thế giới "hứng đòn"
    03:30, 19/04/2024
  • Iran khiến Trung Đông

    Iran khiến Trung Đông "dậy sóng", kinh tế thế giới có nguy cơ chao đảo
    04:00, 15/04/2024


  • "Đo đếm" các tác động đến kinh tế thế giới
    03:00, 12/04/2024
  • Biển Đỏ “dậy sóng”: Nguy cơ “phân mảnh” kinh tế thế giới

    Biển Đỏ “dậy sóng”: Nguy cơ “phân mảnh” kinh tế thế giới
    14:40, 23/01/2024
  • “Hé lộ” các kịch bản kinh tế thế giới năm 2024

    “Hé lộ” các kịch bản kinh tế thế giới năm 2024
    04:30, 22/01/2024
  • Mỹ

    Mỹ "thổi cơn gió ngược" vào triển vọng kinh tế thế giới
    03:00, 15/01/2024
  • Ba mối nguy với kinh tế thế giới năm 2024

    Ba mối nguy với kinh tế thế giới năm 2024
    03:00, 02/01/2024

TS. BÙI NGỌC SƠN, Chuyên gia Kinh tế độc lập