Iran khiến Trung Đông "dậy sóng", kinh tế thế giới có nguy cơ chao đảo

Diendandoanhnghiep.vn Iran vừa phát động các cuộc tấn công trực tiếp nhắm vào Israel bằng máy bay không người lái và tên lửa - một tín hiệu khiến cả nền kinh tế thế giới phải lo lắng.

Nguy cơ leo thang căng thẳng ở Trung Đông khiến nhà đầu tư toàn cầu phải lo ngại

Nguy cơ leo thang căng thẳng ở Trung Đông khiến nhà đầu tư toàn cầu phải lo ngại

Cuối cùng, suy đoán trong nhiều tháng qua về một cuộc leo thang chiến tranh ở Gaza dường như đã thành sự thật. Các cuộc tấn công mới của Iran - nhằm trả đũa vụ 7 công dân nước này thiệt mạng do các đòn không kích của Israel tại Syria – được cho đã khiến 1 người Israel thương nặng. Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei trước đó tuyên bố “chế độ Do Thái độc ác sẽ bị trừng phạt”.

>> "Đo đếm" các tác động đến kinh tế thế giới

Thế giới chờ động thái tiếp theo

Với sự hỗ trợ của các thiết bị phòng vệ tối tân, thiệt hại nhân mạng của Israel dường như không đáng kể. Thế nhưng, hành động này gửi đi một tín hiệu đáng quan ngại, rằng Iran sẵn sàng vượt qua các lằn ranh đỏ trong cách tiếp cận với Israel.

Sau cuộc tấn công vào Đại sứ quán Iran ở Damascus ngày 1/4, hầu hết các quan chức an ninh Israel dự đoán Iran sẽ không trả đũa bằng lực lượng quân sự, căn cứ vào các chính sách lâu dài của Tehran tại khu vực. Phán đoán đó dường như đã sai lầm.

Bất chấp tuyên bố kết thúc đòn đáp trả từ giới chức Iran, bản thân Israel vẫn bị đẩy vào một lựa chọn bước ngoặt: tiếp tục trả đũa hay không. Sau vụ việc Hamas, tâm lý hòa hoãn dường như là điều không thể chấp nhận được đối với công chúng và giới lãnh đạo Israel. Bởi vậy, các nhà quan sát cho rằng, một cuộc tấn công trực tiếp chưa từng có của Iran vào Israel có thể đặt nước này vào thế buộc phải trả đũa.

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã đưa ra tuyên bố trên truyền hình trước khi máy bay không người lái của Iran được phóng, rằng: “Tôi đã đặt ra một nguyên tắc rõ ràng: Ai làm hại chúng tôi, chúng tôi làm hại họ. Israel đã thông báo cho người Mỹ và các chính phủ trong khu vực rằng phản ứng của họ là không thể tránh khỏi”.

Theo các chuyên gia nếu kịch bản này xảy ra, lựa chọn quân sự của Israel bao gồm phóng máy bay không người lái và không kích tầm xa vào các căn cứ quân sự hoặc cơ sở hạt nhân của Iran. Ít có khả năng Israel sẽ phóng tên lửa từ tàu ngầm, vốn được dành riêng cho những cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất.

Kinh tế thế giới trước nguy cơ chao đảo

Căng thẳng ở Trung Đông đã liên tục đẩy giá năng lượng tăng cao trong năm mà nền kinh tế toàn cầu vẫn đang chật vật để duy trì đà tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Giá dầu thô Brent đã tăng lên hơn 90 USD/thùng và có thể còn tăng hơn nữa sau các động thái này.

Chỉ huy hải quân Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Alireza Tangsiri, cho biết hôm thứ Ba tuần trước rằng nước này có thể đóng cửa eo biển Hormuz nếu thấy cần thiết. Khoảng 1/5 tổng lượng tiêu thụ dầu của thế giới đi qua eo biển này hàng ngày. Với việc Israel đang xem xét các đòn trả đũa, giá dầu được dự báo sẽ tiếp tục đà leo thang khi sự việc trở nên khó lường hơn.

>> Động thái mới của Mỹ sẽ cản trở chuyển đổi năng lượng của châu Á?

Theo dữ liệu của Bloomberg, giá dầu Brent thế giới đã tăng tới 2,7% lên mức 92 USD/thùng, mức cao nhất đạt được trong những ngày đầu của cuộc chiến. Cộng với việc nhóm OPEC đã gia hạn mức cắt giảm tự nguyện 2,2 triệu thùng mỗi ngày để duy trì sự ổn định của thị trường, các nhà phân tích dự đoán giá “vàng đen” có thể tăng lên trên 100 USD/thùng nếu kịch bản xung đột rộng hơn nổ ra ở Trung Đông.

Giá dầu có nguy cơ vượt mốc 100 USD/thùng nếu kịch bản xấu xảy ra

Giá dầu có nguy cơ vượt mốc 100 USD/thùng nếu kịch bản xấu trong xung đột Israel - Iran xảy ra, gây ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế thế giới

Theo Bob McNally, Chủ tịch Rapidan Energy và cựu quan chức năng lượng cấp cao trong chính quyền Bush, giá dầu thô Brent kỳ hạn có thể tăng vọt lên 100 USD/thùng nếu Iran "trực tiếp" tấn công Israel. McNally nói với CNBC nếu sự leo thang dẫn đến sự gián đoạn ở eo biển Hormuz, giá dầu có thể tăng lên 120 hoặc 130 USD/thùng.

Một số tác động đã dần hiển hiện. Dễ thấy nhất là áp lực lạm phát có nguy cơ tăng vọt giữa bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chật vật thoát khỏi tình trạng suy thoái.

Giá năng lượng cao hơn có nguy cơ làm giảm khả năng FED cắt giảm lãi suất. Gần đây, CPI của Mỹ bắt đầu chững đà giảm khiến các quan chức hàng đầu của FED ngày càng không chắc chắn về kế hoạch giảm lãi suất được nhiều nhà đầu tư toàn cầu kỳ vọng.

Nếu kịch bản leo thang xung đột Israel - Iran xảy ra đưa giá dầu lên trên 100 USD/thùng, có rất nhiều khả năng Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ phải trì hoãn việc cắt giảm lãi suất mà họ đã đưa ra kể từ cuối năm ngoái. Như James St. Aubin, Giám đốc đầu tư tại Sierra Mutual Funds, nhận định: “Địa chính trị đang chống lại FED”.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng chao đảo sau thông tin về vụ tấn công Iran nhằm vào Israel. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones DJIA đã giảm ngày thứ năm liên tiếp vào thứ Sáu tuần trước, ghi nhận mức giảm 2,4% theo tuần – lớn nhất kể từ tháng 3 năm ngoái. Các cổ phiếu công nghệ cũng bị bán tháo vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư giảm thêm hy vọng về việc FED cắt giảm lãi suất sắp tới.

Một loạt các tài sản khác cũng biến động mạnh trước nguy cơ về leo thang xung đột Israel - Iran. Trái phiếu kho bạc Mỹ đã tăng mạnh khi đồng đô la Mỹ tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị khiến các nhà đầu tư quay lưng lại với các loại tiền tệ rủi ro hơn của thị trường mới nổi. Trong khi đó, giá vàng - theo truyền thống được coi là một tài sản trú ẩn an toàn khác - đã tăng lên mức cao kỷ lục mới trên 2.400 USD/ounce trước khi đảo ngược mức tăng đó vào cuối ngày thứ Sáu tuần trước.

Tuy nhiên, các nhà phân tích phố Wall cho rằng đây chỉ phản ứng nhất thời của thị trường, như nhận định của một nhóm chiến lược gia từ Bank of America. Điều quan trọng là căng thẳng hiện tại có thể bùng nổ thành một cuộc chiến toàn diện hay không - một điều mà hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng cả Iran và Israel đều muốn tránh.

“Tình trạng leo thang xung đột Israel - Iran đến mức đó vẫn khó xảy ra” , St. Aubin nói và nhấn mạnh, giống như bất kỳ cuộc đàm phán nào, bạn đang cố gắng thúc đẩy phía bên kia…. Cả Israel và Iran đều đang đe dọa, nhưng không ai trong số họ thực sự muốn đối đầu trực tiếp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Iran khiến Trung Đông "dậy sóng", kinh tế thế giới có nguy cơ chao đảo tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714434540 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714434540 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10