>>>  Tiền điện tử đỏ lửa, thành phố Bitcoin đầu tiên của El Salvador bị phản đối

Bà Hillary cho rằng đồng USD có thể bị đe dọa trước sự phát triển của các đồng tiền kỹ thuật số.

Bà Hillary cho rằng đồng USD có thể bị đe dọa trước sự phát triển của các đồng tiền kỹ thuật số.

Tại Diễn đàn Bloomberg New Economy Forum ở Singapore, cựu ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton đã trao đổi về chủ đề tiền kỹ thuật số và đưa ra cảnh báo. Trong khi giải quyết một loạt thách thức mới, bao gồm thông tin sai lệch và trí thông minh nhân tạo (AI), bà Clinton nói: “Một lĩnh vực nữa mà tôi hy vọng các quốc gia bắt đầu chú ý hơn là sự gia tăng của tiền kỹ thuật số”.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói thêm tiền kỹ thuật số có thể làm suy yếu tiền tệ, suy giảm vai trò của đồng USD, đồng tiền dự trữ thế giới.

Bà Hillary Clinton không phải là người duy nhất thấy rằng sự gia tăng phổ biến của tiền kỹ thuật số có thể làm tổn hại đến đồng USD. Cựu Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần nói rằng ông không thích tiền kỹ thuật số vì nó cạnh tranh với đồng bạc xanh. “Tôi không muốn có các đồng tiền khác sắp ra mắt và làm ảnh hưởng  hoặc hạ thấp giá trị của đồng USD bằng bất cứ hình thức nào”, ông nhấn mạnh.

Vào tháng 7 năm ngoái, ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs đã cảnh báo rằng “Những lo ngại thực sự về tuổi thọ của đồng đô la Mỹ như một loại tiền tệ dự trữ đã bắt đầu xuất hiện”.

Nhà quản lý quỹ huyền thoại Stanley Druckenmiller cho biết vào tháng 5: “Lần đầu tiên tôi lo lắng rằng trong vòng 15 năm nữa chúng ta sẽ mất trạng thái tiền tệ dự trữ và tất nhiên là tất cả những lợi ích không thể tin được đã tích lũy với nó”.

Liệu Bitcoin có làm suy yếu đồng tiền dự trữ thế giới USD?

Liệu Bitcoin có làm suy yếu đồng tiền dự trữ thế giới USD?

Tuy nhiên, một số người tin rằng tiền điện tử sẽ không thay thế đồng USD làm tiền tệ dự trữ của thế giới. Mohamed El-Erian, cố vấn kinh tế trưởng tại công ty dịch vụ tài chính Allianz, cho biết trong tuần này rằng tiền điện tử “sẽ luôn tồn tại trong hệ sinh thái nhưng nó sẽ không trở thành một loại tiền tệ toàn cầu… Nó sẽ không thay thế đồng USD”.

>>> Lãnh đạo JPMorgan: Bitcoin là “vô giá trị”

Cách đây không lâu, Jamie Dimon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành JPMorgan Chase & Co còn cho rằng “Bitcoin là vô giá trị”. Mặc dù, người đứng đầu JPMorgan luôn bày tỏ quan điểm không ủng hộ tiền kỹ thuật số nhưng JPMorgan lại cho phép khách hàng quản lý tài sản truy cập vào các quỹ tiền kỹ thuật số, có nghĩa là các cố vấn tài chính của ngân hàng có thể chấp nhận các lệnh mua và bán từ khách hàng đối với năm sản phẩm tiền kỹ thuật số.

Vào tháng 2 năm 2019, JPMorgan cho biết họ sẽ tung ra một loại tiền kỹ thuật số có tên là JPM Coin và vào tháng 10 năm 2020, công ty đã tạo ra một đơn vị mới cho các dự án blockchain. Vào tháng 8, nó bắt đầu cho phép khách hàng quản lý tài sản của mình truy cập vào các quỹ tiền điện tử, CNBC đưa tin.

Tuy nhiên, cá nhân Dimon đã giữ vững quan điểm chống tiền điện tử của mình.

Dù vậy, nắm trong tay quyền có thể ra các quy định để siết chặt hơn nhưng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ông Jerome Powell đã giải thích vào cuối tháng 9 rằng ông không có ý định cấm Bitcoin ở Mỹ.

Trong khi nhiều nhà quản lý Mỹ phản đối tiền kỹ thuật số, thì một số quốc gia lại ủng hộ tiền kỹ thuật số, nhưng là đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành. Tại Nga, Thống đốc Ngân hàng TW Nga, bà Elvira Nabiullina cho biết, cần có hệ thống thanh toán nhanh, rẻ và tiền tệ kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành giải quyết vấn đề đó.

Tôi nghĩ đó là tương lai cho hệ thống tài chính của chúng tôi vì nó tương quan với sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số”, bà Elvira Nabiullina nói.

Hay như Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh (BOE) cho biết, họ đang xúc tiến việc khám phá các loại tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, hay còn gọi là CBDC, sang giai đoạn tham vấn sẽ diễn ra vào năm tới.

Nhưng ngay cả khi nó quyết định thúc đẩy tiền tệ kỹ thuật số được đề xuất, được gọi là “Britcoin”, nó sẽ không xuất hiện cho đến ít nhất là năm 2025, BOE cho biết.

Bitcoin trong tuần qua đã giảm mạnh xuống ngưỡng 57.000 USD/BTC và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi lại mức 60.000 USD, điều này đã kéo cả thị trường tiền kỹ thuật số “chùng xuống” theo.

Từ mức đỉnh lịch sử 68.000 USD/BTC (11/11/2021), Bitcoin liên tục biến động đang xen các nhịp hồi phục và giảm giá. Tuy nhiên trong tuần qua đồng tiền này luôn duy trì dưới 60.000 USD.

Hiện tại, vốn hóa thị trường của Bitcoin đã giảm xuống dưới 1,1 nghìn tỷ USD và sự thống trị của nó vẫn chỉ ở mức hơn 42% toàn thị trường. Hầu hết các altcoin đã bắt chước hiệu suất của BTC trong vài ngày qua, đồng nghĩa với việc các đồng tiền ảo mang xu hướng đỏ.