Toàn cảnh các dự án CBDC tại Châu Á

Diendandoanhnghiep.vn Các Chính phủ ở châu Á đang nghiên cứu và thực hiện thí điểm tiền kỹ thuật số quốc gia (CBDC). Điều này được xem là có ý nghĩa lớn đối với sự chi phối mức độ phụ thuộc của khu vực vào đồng Đô la Mỹ.

>> Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành có lợi ích gì?

Các quốc gia lớn ở châu Á

Thực tế, sự gia tăng nhanh chóng của tiền điện tử đã buộc nhiều Chính phủ phải tạo ra các lựa chọn thay thế trong lĩnh vực tài chính kỹ thuật số. Với khả năng sử dụng công nghệ Blockchain để tạo điều kiện cho đơn giản hóa chính sách tài khóa, chưa kể đến việc hiệu chỉnh các tính năng bảo mật và thậm chí cung cấp các dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới. CBDC tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm hơn nữa từ các chính phủ khác nhau trên toàn thế giới.

sự gia tăng nhanh chóng của tiền điện tử đã buộc nhiều Chính phủ phải tạo ra các lựa chọn thay thế trong lĩnh vực tài chính kỹ thuật số

Sự gia tăng nhanh chóng của tiền điện tử đã buộc nhiều Chính phủ phải tạo ra các lựa chọn thay thế trong lĩnh vực tài chính kỹ thuật số

Hiện tại, các cuộc khảo sát đều cho thấy, hơn 80% Ngân hàng Trung ương đang nghiên cứu về CBDC, trong đó một số nước đang ở giai đoạn nghiên cứu khái niệm để dẫn đến sự ra đời của CBDC với đầy đủ chức năng. Trong số các ngân hàng trung ương được khảo sát, 10% các nước có kế hoạch cung cấp phiên bản bán lẻ của CBDC trong 3 năm tới và 20% sẽ thực hiện trong vòng 6 năm tới.

Ở châu Á, những nỗ lực này đã được tăng cường nhờ việc Trung Quốc phát hành CBDC đầu tiên trên thế giới, sau khi thành lập một lực lượng “đặc nhiệm” vào đầu năm 2014 . Đến năm 2016, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã thành lập Viện tiền tệ kỹ thuật số, nơi phát triển một CBDC nguyên mẫu.

Từ đó, các ngân hàng lớn của châu Á cũng đã thể hiện sự quan tâm lớn đến CBDC, và nỗ lực hợp tác cùng nhau, điển hình là Ngân hàng Trung ương Thái Lan, UAE, Trung Quốc và Hồng Kông, cùng nghiên cứu để tạo ra công nghệ sổ cái kỹ thuật số (DLT) cho một nguyên mẫu CBDC, nhằm thu hẹp khoảng cách xuyên biên giới trong giao thương.

Vậy hiện nay các dự án CBDC đang phát triển ở Châu Á ở phạm vi nào?

Đầu tiên là tại Trung Quốc, quốc gia được xếp hạng trong số các nền kinh tế hàng đầu thế giới chấp nhận tiền tệ kỹ thuật số, với việc phát hành đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số - một dự án CBDC do PBoC ban hành. Đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số được thiết lập để thay thế hoàn toàn thanh toán bằng tiền mặt và đã được triển khai tại các thành phố lớn của đất nước kể từ tháng 4/2020.

Thanh toán điện tử kỹ thuật số (DCEP) của Trung Quốc mặc dù có một số tính năng ẩn danh, nhưng được chính phủ Trung Quốc kiểm soát, theo dõi và đăng ký trên các ứng dụng điện thoại thông minh, thậm chí cho phép họ “đóng băng” tài khoản theo ý muốn.

Theo phân tích của một chuyện gia Blockchain, một trong những lợi thế của DCEP là việc người dùng trên mạng lưới này có thể đảo ngược, hoặc sửa các giao dịch sai sót, đây là một trong những tính năng không tồn tại trên các loại tiền kỹ thuật số phi tập trung như Bitcoin (BTC).

Khi CBDC của Trung Quốc hình thành, các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ ngày càng lo ngại rằng, sáng kiến CBDC mới sẽ giúp Trung Quốc thắt chặt việc giám sát tăng cường đối với công dân và các công ty tư nhân của họ. Động thái này cũng được coi là một nỗ lực nhằm thay thế sự thống trị của đồng đô la Mỹ trong thương mại quốc tế. Mặc dù vậy, Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc vẫn được bản địa hóa cao, mà quốc gia châu Á này vẫn chưa có nỗ lực đáng kể nào để đưa CBDC ra quốc tế”, vị chuyên gia cho biết.

Mới đây, Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA) cũng đã phát hành sách trắng thảo luận về kế hoạch thử nghiệm lợi ích của các CBDC bán lẻ, đối với các thị trường xuyên biên giới của họ.

Bên cạnh đó, HKMA đang làm việc với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc để khám phá sự phát triển cơ sở hạ tầng của đồng đô la Hồng Kông kỹ thuật số (e-HKD).

Kiến trúc được đề xuất trong e-HKD của Hồng Kông có mô hình phân phối hai tầng linh hoạt và hiệu quả của CBDC, cho phép các giao dịch bảo vệ quyền riêng tư, truy xuất nguồn gốc và đồng bộ hóa xuyên biên giới của sổ cái”, sách trắng phân tích.

Sách trắng là kết quả từ nghiên cứu CBDC của cơ quan tài chính lớn của Hồng Kông đã được tiến hành kể từ năm 2017 với tên gọi “Dự án LionRock”. HKMA đã xem xét ý kiến của các chuyên gia trong ngành và giới học thuật để có kế hoạch tiến hành nhiều thử nghiệm hơn, nhằm đảm bảo sự sẵn sàng của cả CBDC bán lẻ và bán buôn.

Còn tại Hàn Quốc, động thái mới nhất của quốc gia này đối với CBDC là Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) kêu gọi một đối tác công nghệ giúp thí điểm chương trình CBDC được thiết lập để chạy đến cuối năm nay.

Trong một báo cáo được BoK công bố vào đầu năm nay, BoK đã công bố kế hoạch thử nghiệm và phân phối đồng Won kỹ thuật số, đồng thời vạch ra những thách thức pháp lý đi kèm với đồng tiền kỹ thuật số do nhà nước phát hành.

Ngoài việc lựa chọn một đối tác công nghệ để trợ giúp cho dự án, BoK cũng đã thông báo rằng, CBDC của họ lần đầu tiên sẽ hoạt động trong một môi trường thử nghiệm hạn chế để phân tích chức năng và bảo mật của CBDC.

Một quan chức cấp cao tại BoK nhận xét: “Các giao dịch tiền mặt của Hàn Quốc đang giảm và Ngân hàng Trung ương chỉ đang thực hiện các bước chuẩn bị cho những thay đổi dự kiến trong hệ thống thanh toán trên toàn thế giới”.

Tại Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương của nước này (BoJ) đã bắt tay với một nhóm 7 Ngân hàng Trung ương khác vào tháng 10/2020 để xuất bản một báo cáo kiểm tra các CBDC.

Kể từ đó, BoJ đã bắt đầu giai đoạn kiểm tra khái niệm bằng chứng để kiểm tra các chức năng cốt lõi của CBDC. Trong khi giai đoạn thử nghiệm dự kiến kết thúc vào tháng 3 năm nay, các quan chức từ hội đồng quản lý tiền tệ kỹ thuật số của Nhật Bản đã nói rằng, đồng Yên kỹ thuật số phải tương thích với các CBDC khác và BoJ vẫn đang hoàn thiện các chức năng chính của nó.

Khả năng ngoại tuyến của CBDC là một trong những cân nhắc cốt lõi của Nhật Bản, khi nước này cố gắng thiết lập một loại tiền kỹ thuật số có khả năng chống lại sự gián đoạn do tính dễ bị tổn thương của Nhật Bản đối với thiên tai, động đất, lũ lụt và sóng thần.

Vào đầu năm 2020, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố rằng: Tiền kỹ thuật số của Nhật Bản có thể được liên doanh với các đối tác công và tư để gắn mục tiêu của Nhật Bản với những thay đổi toàn cầu trong lĩnh vực Fintech”.

>> Việt Nam nghiên cứu tiền kỹ thuật số quốc gia: Cần một khái niệm

Tại khu vực Đông Nam Á

Tại Philippines, vào mùa hè năm 2020, Ngân hàng Trung ương bắt đầu xem xét việc thành lập một CBDC. Thống đốc Benjamin Diokno giải thích rằng, việc kiểm tra tính khả thi và đánh giá cơ chế chính sách ban hành CBDC đang được tiến hành.

Hiện tại, các cuộc khảo sát đều cho thấy, hơn 80% Ngân hàng Trung ương đang nghiên cứu về CBDC, trong đó một số nước đang ở giai đoạn nghiên cứu khái niệm để dẫn đến sự ra đời của CBDC với đầy đủ chức năng

Hiện tại, các cuộc khảo sát đều cho thấy, hơn 80% Ngân hàng Trung ương đang nghiên cứu về CBDC, trong đó một số nước đang ở giai đoạn nghiên cứu khái niệm để dẫn đến sự ra đời của CBDC với đầy đủ chức năng

Giống như hầu hết các Chính phủ và tổ chức tài chính truyền thống, các quan chức trong chính phủ Philippines đã không ngại ngùng thừa nhận tầm quan trọng của công nghệ Blockchain.

Thống đốc Diokno cho biết: “Tiền điện tử đối với chúng tôi luôn nằm ngoài bản thân tài sản mà còn dựa trên công nghệ Blockchain làm nền tảng cho nó”.

Cùng với những nhận xét này, Cục Ngân khố Philippines hợp tác với Sở giao dịch tài sản kỹ thuật số của Philippines và UnionBank đã tung ra một ứng dụng di động được xây dựng trên công nghệ Blockchain để phân phối trái phiếu kho bạc do chính phủ phát hành. Tuy nhiên, một vài tháng sau đó, Ngân hàng Trung ương Philippines đã từ chối khả năng sớm phát hành CBDC.

Với Singapore, quốc gia này cũng có sự tiên phong từ đầu năm 2016 bằng việc Cơ quan Tiền tệ Singapore đã xem xét các sáng kiến của CBDC và tìm kiếm các đối tác thương mại để giúp phát triển tiền tệ. Kết quả là Singapore đã có thể thiết lập một loạt các giải pháp lành mạnh với sự tham gia của hơn 300 cá nhân.

Động thái triển khai khu trung tâm thương mại của Singapore bắt đầu như một dự án hợp tác với một viện có tên “Dự án Dunbar” chủ yếu tập trung vào việc xây dựng khu trung tâm thương mại bán lẻ trong nhà cho quốc gia này.

Ngay sau đó, Ngân hàng Trung ương Singapore đã công bố giải thưởng tiền mặt cho những người tham gia phát hành ý tưởng tiền kỹ thuật số. Những người lọt vào vòng chung kết trong thử thách đến từ các tổ chức như Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Standard Chartered, Criteo, Soramitsu và Ngân hàng TNHH HSBC.

Trong suốt năm 2021, các nhà chức trách Singapore đã duy trì lập trường thân thiện với tiền điện tử, với các phê duyệt được cấp cho các nền tảng trao đổi tiền điện tử để hoạt động tương tự như các dịch vụ mã thông báo thanh toán kỹ thuật số khác.

Campuchia cũng là một quốc gia điển hình với “Dự án Bakong” được khởi động vào tháng 10/2020. Đến tháng 6/2021, dự án được báo cáo là đã thu hút được hơn 200.000 người dùng, với phạm vi tiếp cận gián tiếp tổng thể là hơn 5 triệu người dùng. Hơn nữa, nửa đầu năm 2021 dự án CBDC của Campuchia đã đạt 1,4 triệu giao dịch với tổng trị giá 500 triệu USD.

Ngoài mục tiêu đã tuyên bố là sử dụng CBDC để loại bỏ sự phụ thuộc vào đô la Mỹ, các quan chức cũng tiết lộ rằng, các kế hoạch đang được tiến hành để khám phá khả năng giao dịch xuyên biên giới thông qua quan hệ đối tác với Ngân hàng Trung ương Thái Lan và ngân hàng lớn nhất của Malaysia.

Tại Thái Lan, kể từ năm 2019, Thái Lan đã hợp tác với HKMA của Hồng Kông để kiểm tra việc sử dụng CBDC sẽ được sử dụng trong thanh toán xuyên biên giới giữa các tổ chức tài chính ở cả hai quốc gia.

Theo thông cáo báo chí của Ngân hàng Trung ương Thái Lan: “Sự phát triển của CBDC là một cột mốc quan trọng có khả năng thay đổi cơ sở hạ tầng tài chính và tạo ra nhiều thay đổi trong vai trò của nhiều bên liên quan”.

Tương tự như các sáng kiến CBDC khác, ngân hàng Thái Lan sẽ tham vấn và phản hồi với công chúng cũng như với khu vực công và tư nhân về phát triển và phát hành CBDC bán lẻ. Ngân hàng Trung ương Thái Lan có kế hoạch sẽ bắt đầu thử nghiệm việc sử dụng CBDC vào quý 2/2022.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, xem xét các loại tiền tệ dựa trên công nghệ Blockchain. Với khả năng nhạy bén về công nghệ và tốc độ triển khai nhanh chóng, vào tháng 5/2020, Bộ Tài chính đã công bố kế hoạch nghiên cứu và xây dựng luật quản lý cho ngành công nghiệp tiền điện tử, trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng phát triển kinh tế số và có nhu cầu hướng về tiền kỹ thuật số.

Mới đây, Chính phủ Việt Nam đã đưa việc nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ chuỗi khối vào dự thảo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025. Trước đó, ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg, trong đó, đưa ra kế hoạch nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain. Cụ thể, Chính phủ giao cho NHNN là cơ quan chủ trì nghiên cứu, thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain, thời gian thực hiện từ năm 2021 đến năm 2023.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Toàn cảnh các dự án CBDC tại Châu Á tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711665163 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711665163 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10