Bậc thuế lũy tiến từng phần có 7 bậc với mức thuế suất cao nhất lên tới 35%, gây áp lực cho người nộp thuế. Ảnh minh họa

Bậc thuế lũy tiến từng phần có 7 bậc với mức thuế suất cao nhất lên tới 35%, gây áp lực cho người nộp thuế. Ảnh minh họa

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính xây dựng đề cương báo cáo nghiên cứu rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi 6 luật thuế gồm Luật thuế: Thu nhập cá nhân; Bảo vệ môi trường; Xuất khẩu - thuế nhập khẩu; Sử dụng đất nông nghiệp; Sử dụng đất phi nông nghiệp và Luật thuế tài nguyên. Các cơ quan có ý kiến góp ý gửi về Bộ Tài chính trước 15/4.

Đối với Luật thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính yêu cầu đánh giá theo từng nhóm vấn đề gồm đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, cơ sở tính thuế và xác định số thuế phải nộp, thuế suất, giảm trừ gia cảnh...

>>Dự thảo Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tần số vô tuyến điện: Cẩn trọng nguy cơ bị “bóp méo”… quy định

Cách tính thuế thu nhập cá nhân là vấn đề còn nhiều tranh cãi lâu nay. Mức giảm trừ gia cảnh điều chỉnh từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng từ tháng 7/2020 nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng là "lạc hậu, vô cảm" nhất là trong bối cảnh, kinh tế vừa qua đã tăng trưởng nhiều so với mức điều chỉnh này.

Bên cạnh đó, ngưỡng chịu thuế 100 triệu đồng với cá nhân kinh doanh cũng được cho là quá thấp. Ngưỡng thu nhập chịu thuế này theo chuyên gia thậm chí chưa đủ trang trải cho nhu cầu cuộc sống của họ, nhưng lại yêu cầu họ nộp thuế là chưa phù hợp.

Theo giới chuyên gia, bản chất của chính sách thuế là điều tiết từ những người có thu nhập cao để hạn chế tối đa bất cân xứng thu nhập, chênh lệch giàu nghèo, củng cố nguồn thu ngân sách để thực hiện nghĩa vụ công. Nhưng cách tính thuế thu nhập cá nhân hiện tại chưa đáp ứng được điều này.