Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp: Cú hích cho sự phát triển của doanh nghiệp

Huyền Trang 04/04/2019 11:02

Nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam cần nhanh chóng chính thức hóa hơn 5 triệu hộ kinh doanh hiện nay, coi các hộ kinh doanh là doanh nghiệp để từ đó có khuôn khổ pháp lý và chính sách phù hợp.

Sáng nay (4/4), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Tọa đàm Nghiên cứu khung khổ pháp lý cho hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.

Dự thảo Luật sửa đổ, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến. Một trong những điểm đáng chú ý của Dự thảo Luật lần này là đề xuất đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp trong lần sửa đổi năm 2019.

Có thể bạn quan tâm

  • Sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sẽ tạo hành lang pháp lý an toàn cho doanh nghiệp

    11:10, 09/03/2019

  • Luật sư Trương Thanh Đức: Không còn lí do để cho tồn tại hộ kinh doanh

    09:18, 04/04/2019

  • Cần quy định địa vị pháp lý cho hộ kinh doanh

    06:30, 02/04/2019

Sửa đổi Luật doanh nghiệp: Ứng xử thế nào với hộ kinh doanh

Ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, điều tra hàng năm của VCCI về PCI có khoảng 17-18% đang hoạt động theo điều tra đã cho biết trước đây họ đã từng là hộ kinh doanh và nay đã chuyển lên thành doanh nghiệp. Đấy là quá trình tự nhiên phát triển. Ngoài ra cũng có rất nhiều hộ không muốn chuyển thành doanh nghiệp mặc dù hiện nay các chính sách của Chính phủ đặc biệt là Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã ra đời và hỗ trợ rất nhiều về cơ chế chính sách, lệ phí, tư vấn thủ tục.

“Thực tế tôi cũng ghi nhận một số hộ kinh doanh đã chuyển lên thành doanh nghiệp nhưng rồi lại chuyển về hộ kinh doanh. Đồng thời cũng rất nhiều nhà kinh doanh lại duy trì cả hai mô hình: vừa duy trì doanh nghiệp bên cạnh việc duy trì hộ kinh doanh”, ông Hiếu nói và cho rằng không nên đặt vấn đề để hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp mà chúng ta nên ứng xử thế nào với hộ kinh doanh để giúp họ kinh doanh một cách chuyên nghiệp, kinh doanh một cách bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp và tạo cho lĩnh vực này một cơ hội để phát triển mới là vấn đề quan trọng hiện nay.

Ông Phan Đức Hiếu cũng cho biết, sửa đổi Luật doanh nghiệp lần này, ban soạn thảo đã đặt mục tiêu là tạo ra một cú hích cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, trong đó bao gồm hộ kinh doanh.

Ông Phan Đức Hiếu kỳ vọng sửa đổi Luật doanh nghiệp lần này sẽ tạo ra một cú hích cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, trong đó bao gồm hộ kinh doanh.

Ông Phan Đức Hiếu cũng cho biết, sửa đổi Luật doanh nghiệp lần này, ban soạn thảo đã đặt mục tiêu là tạo ra một cú hích cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, trong đó bao gồm hộ kinh doanh. Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng nếu chỉ sửa Luật doanh nghiệp không thì có thể tạo ra được một sự thay đổi nào đó nhưng không thể tạo ra cú hích nếu không thay đổi các hệ thống pháp luật khác liên quan đến kế toán, kiểm toán hay lao động tiền lương...

5 triệu hộ kinh doanh đóng góp 30% GDP

Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, khu vực doanh nghiệp Việt Nam chỉ bao gồm hơn 700 nghìn doanh nghiệp đóng góp khoảng 8% GDP, trong khi đó khu vực hơn 5 triệu hộ kinh doanh đóng góp 30% GDP tạo ra khoảng 10 triệu việc làm cho nền kinh tế. Rõ ràng khu vực hộ kinh doanh đang góp phần lớn trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nếu chính thức hóa, minh bạch hóa và nâng cao chất lượng hoạt động của khu vực này, đây sẽ là chìa khóa giúp cải thiện chất lượng và tạo sự đột phá trong phát triển của nền kinh tế.

Tọa đàm Nghiên cứu khung khổ pháp lý cho hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.

Tọa đàm Nghiên cứu khung khổ pháp lý cho hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp thu hút sự tham dự đông đảo của chuyên gia và doanh nghiệp.

Luật sư Lê Văn Hà, Công ty Luật Pathlaw chỉ ra sự vô lý, quy định về hộ kinh doanh lại không điều chỉnh hoạt động của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh.

“Quy định tại Điều 1, khoản 2 Điều 212 của Luật Doanh nghiệp hiện hành là không chuẩn xác về kỹ thuật luật pháp. Nhưng quan điểm của tôi là quan niệm doanh nghiệp không bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh cũng sai về nội hàm, vì họ là kinh doanh chuyên nghiệp, khác với các hộ kinh doanh không có đăng ký, và phải được hiểu là một loại hình doanh nghiệp”, ông Hà phân tích về mặt pháp lý.

Đặc biệt, ông Hà cũng cho rằng, xét về góc độ chính sách, không có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của khu vực này. Thậm chí, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không đưa đối tượng này vào chính sách hỗ trợ nếu như không chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp: Cú hích cho sự phát triển của doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO