Dự thảo Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tần số vô tuyến điện: Cẩn trọng nguy cơ bị “bóp méo”… quy định

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù được bổ sung quy định về lượng băng tần tối đa được cấp cho các doanh nghiệp, tuy nhiên, theo VCCI, quy định này cần được soạn thảo kỹ hơn nhằm tránh nguy cơ bị “bóp méo”…

Trước những hạn chế, tồn tại sau 10 năm thực hiện triển khai Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Dự thảo Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện nhằm hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý cho lĩnh vực này. Trong đó, không ít quy định mới được đơn vị này đưa vào trong Dự thảo nhằm tăng tính quản lý Nhà nước, hạn chế tình trạng thâu tómđộc quyền, gây lãng phí,…

Tuy nhiên, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một số quy định trong Dự thảo vẫn còn chưa phù hợp và đặc biệt cần được xem xét kỹ hơn nhằm tránh nguy cơ bị “bóp méo” trong quá trình thực thi, cụ thể là quy định về lượng băng tần tối đa với mỗi tổ chức.

Mặc dù có sự sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn hành lang pháp lý trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, tuy nhiên, vẫn còn đó một số tồn tại - Ảnh minh họa

Mặc dù có sự sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn hành lang pháp lý trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, tuy nhiên, Dự thảo Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện vẫn còn đó một số tồn tại - Ảnh minh họa

Theo VCCI, việc bổ sung quy định về lượng băng tần tối đa được cấp cho các doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nhằm bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường, tránh tình trạng một doanh nghiệp thâu tóm tài nguyên tần số và trở thành độc quyền, tuy nhiên, quy định này cần được soạn thảo kỹ hơn nhằm tránh nguy cơ bị “bóp méo” trong quá trình thực thi, và cần được cụ thể như:

“Khi quyết định về lượng băng tần tối đa được cấp, cơ quan có thẩm quyền cần có báo cáo về hiện trạng và tác động cạnh tranh của các phương án chính sách, nhằm lựa chọn phương án tốt nhất.

Để tránh tình trạng băng tần được cấp cho nhiều công ty nhưng các công ty này lại cùng một Tập đoàn, cùng nhóm công ty thì vẫn không bảo đảm cạnh tranh, đề nghị cơ quan soạn thảo thiết kế quy định áp dụng cho nhóm công ty chứ không chỉ cho từng công ty đơn lẻ”, VCCI góp ý.

Bên cạnh đó, VCCI cũng cho rằng, điều kiện để được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện trong trường hợp đấu giá vẫn còn nhiều tồn tại, không cần thiết phải đưa vào các quy định.

cần được xem xét kỹ hơn nhằm tránh nguy cơ bị “bóp méo” trong quá trình thực thi

Một số quy định trong Dự thảo cần được xem xét kỹ hơn nhằm tránh nguy cơ bị “bóp méo” trong quá trình thực thi - Ảnh minh họa

Cụ thể, Điều 19.2, Điều 20.2 và Điều 21.2 Dự thảo đưa ra nhiều các điều kiện để được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, các điều kiện này được suy đoán nhằm loại bỏ một số cá nhân, tổ chức xin giấy phép tần số sau đó không sử dụng, gây lãng phí và cản trở các cá nhân, tổ chức khác có thể sử dụng hiệu quả hơn.

Theo VCCI, các điều kiện này phù hợp với trường hợp cấp phép trực tiếp hoặc thông qua thi tuyển, thế nhưng, dường như không phù hợp với trường hợp cấp phép thông qua đấu giá, bởi, trong trường hợp đấu giá, bên tham gia đã phải trả chi phí rất lớn để có được quyền sử dụng tần số, nếu người trúng đấu giá không sử dụng tần số một cách hiệu quả thì sẽ chịu thua lỗ lớn. Do đó, việc quy định thêm các điều kiện trên dường như không còn cần thiết.

Nếu bỏ các điều kiện này đi, có thể sẽ giúp tăng thêm các đơn vị tham gia đấu giá, giúp cuộc đấu giá trở nên cạnh tranh và lành mạnh hơn.

“Biện pháp này cũng tương tự như việc cấp quyền sử dụng đất hiện nay, nếu doanh nghiệp xin đất không qua đấu giá hoặc xin chuyển mục đích sử dụng đất thì cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư, mục đích là để Nhà nước bảo đảm rằng doanh nghiệp đó sẽ sử dụng đất hiệu quả, nhưng nếu doanh nghiệp mua đất qua đấu giá thì không cần làm thủ tục xin chủ trương đầu tư”, VCCI viện dẫn.

Theo VCCI, cơ quan soạn thảo nên bỏ các quy định về điều kiện cấp phép tần số trong các Điều 19, 20, 21 đối với trường hợp cấp phép qua phương thức đấu giá.

Ngoài ra, VCCI cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo bỏ quy định về việc thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi doanh nghiệp không sử dụng tần số trong hai năm liên tục đối với trường hợp cấp phép qua đấu giá.  

Bởi, quy định này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp được cấp phép tần số qua hình thức trực tiếp hoặc thi tuyển, còn đối với trường hợp cấp phép qua đấu giá thì quyền sử dụng tần số đã trở thành quyền tài sản của doanh nghiệp, do đó, việc thu hồi sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

“Cơ quan Nhà nước vẫn có thể tiến hành thu hồi nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ tài chính để duy trì quyền sử dụng tần số, băng tần”, VCCI cho ý kiến.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713265044 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713265044 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10