Dự thảo Nghị định về quản lý kinh doanh đa cấp: Can thiệp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp

GIA NGUYỄN 21/01/2021 11:41

Theo VCCI, một số quy định tại Dự thảo Nghị định mới của Bộ Công Thương về quản lý kinh doanh theo phương thức đa cấp đang can thiệp trực tiếp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp…

Kinh doanh theo phương thức đa cấp thời gian qua đang vướng phải không ít những tai tiếng, đặc biệt, việc quản lý đối với ngành nghề kinh doanh này vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng, vậy nên, ban hành các quy định nhằm thắt chặt hành lang quản lý là điều cần thiết, thế nhưng, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được xem xét lại.

Việc ban hành các quy định mới về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp là cần thiết - Ảnh minh họa

Việc ban hành các quy định mới về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp là cần thiết - Ảnh minh họa

Đặc biệt, là một số quy định tại Dự thảo này đang can thiệp trực tiếp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp như:

Về quy định “Bảo trợ quốc tế”, Dự thảo đề xuất phương án cấm hoạt động bảo trợ quốc tế trong hoạt động kinh doanh đa cấp. Quy định này là biện pháp can thiệp hành chính trực tiếp vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Theo VCCI, thường những can thiệp như: cấm, hạn chế… phải là giải pháp lựa chọn cuối cùng khi không có giải pháp chính sách nào khác và phải cân nhắc rất kỹ nhiều yếu tố, do vậy, để có cơ sở vững chắc cho phương án đề xuất này, cơ quan soạn thảo bổ sung, làm rõ thêm các nội dung:

Bổ sung kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý hoạt động bảo trợ quốc tế trong kinh doanh đa cấp, để xem giải pháp này đã phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế hay chưa?

Tuy nhiên, một số quy định trong Dự thảo Nghị định mới của Bộ Công Thương vẫn còn một số tồn tại

Tuy nhiên, một số quy định trong Dự thảo Nghị định mới của Bộ Công Thương vẫn còn một số tồn tại can thiệp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này - Ảnh minh họa

Làm rõ khả năng điều chỉnh của các quy định pháp luật hiện hành với các vấn đề đã được cơ quan soạn thảo liệt kê trong Báo cáo đánh giá tác động, liệu với những quy định hiện hành: giải pháp tăng cường thực thi các quy định đã có hay điều chỉnh và sửa đổi quy định mới thì có đáp ứng được các mục tiêu quản lý đề ra hay không?

“Trong đó, bao gồm: Các quy định về thuế (Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản quy định chi tiết) liên quan đến vấn đề lẩn tránh và thất thu các khoản thuế; Các quy định về quản lý ngoại tệ (Pháp lệnh quản lý ngoại hối và các văn bản quy định chi tiết) về vấn đề lẩn tránh khoản thu do chuyển tiền ra nước ngoài; Các quy định về giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài (Bộ luật Tố tụng dân sự) liên quan đến các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến doanh số phát sinh từ hoạt động bảo trợ nước ngoài”, VCCI dẫn giải.

Về quy định “Người đại diện tại địa phương”, Dự thảo bổ sung điều kiện, yêu cầu với người đại diện tại địa phương của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký hoạt động tại địa phương. Lý giải cho việc này, cơ quan soạn thảo cho rằng có tình trạng người đại diện tại địa phương chỉ mang tính chất đối phó, không nắm được thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.

Theo VCCI, đơn vị soạn thảo cần cân nhắc lại tính cần thiết của quy định này bởi đây là quy định can thiệp trực tiếp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp về tổ chức bộ máy, trong khi doanh nghiệp đã đủ điều kiện hoạt động và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

“Việc cung cấp thông tin có thể được giải quyết bằng cách bổ sung quy định về trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, trong đó có quy định về thời hạn doanh nghiệp hoặc người đại diện tại địa phương của doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin mà cơ quan nhà nước yêu cầu. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải thiết lập một cơ chế phù hợp để đảm bảo cung cấp thông tin trong thời hạn quy định cho cơ quan Nhà nước, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc về việc đặt ra quy định này”, VCCI nêu quan điểm.

Có thể bạn quan tâm

  • Điểm mặt những vụ đa cấp tài chính lừa đảo “khủng” năm 2020

    Điểm mặt những vụ đa cấp tài chính lừa đảo “khủng” năm 2020

    11:00, 29/12/2020

  • “Trùm” đa cấp Liên Kết Việt sử dụng “chiêu trò” gì để lấy lòng tin của các bị hại?

    “Trùm” đa cấp Liên Kết Việt sử dụng “chiêu trò” gì để lấy lòng tin của các bị hại?

    10:34, 22/12/2020

  • “Trùm” đa cấp Liên Kết Việt khai gì tại tòa?

    “Trùm” đa cấp Liên Kết Việt khai gì tại tòa?

    00:50, 22/12/2020

  • Tài chính đa cấp: Nhiều nhà đầu tư “tố

    Tài chính đa cấp: Nhiều nhà đầu tư “tố" FNET lừa đảo

    05:30, 30/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự thảo Nghị định về quản lý kinh doanh đa cấp: Can thiệp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO