Dự thảo Nghị định về thương mại điện tử thu hẹp không gian phát triển của doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013 về thương mại điện tử nhiều chủ sàn bày tỏ lo ngại việc sửa đổi Nghị định này sẽ bó hẹp không gian phát triển, làm khó chủ sàn...

Dự thảo sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử đang được Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến.

gfdg

Quy định nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thương mại điện tử trong nước phải là những doanh nghiệp có uy tín toàn cầu rất khó thành hiện thực, quy định này chỉ làm khó sàn trong nước. Ảnh minh hoạ.

Về các quy định của Dự thảo lần này, ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Truyền thông bình luận: Khoản 11 (a) của Điều 36 Quy định Sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp công cụ tra cứu thông tin liên quan đến người bán cho cơ quan Nhà nước để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

“Tuy nhiên, biện pháp quản lý này mâu thuẫn với nhiều quy định về bảo vệ thông tin cá nhân như điểm 1(c) Điều 17 Luật An toàn thông tin Mạng về việc bảo vệ thông tin cá nhân và Khoản 03 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015”. Đặc biệt, Khoản 11(d) Điều 36 của Dự thảo buộc doanh nghiệp phải liên đới chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ bán trên sàn nếu  không đảm bảo các nghĩa vụ được quy định trong Dự thảo”, ông Đồng nhấn mạnh.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh minh họa.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh minh họa.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, chủ tịch HĐQT Công ty CP Sen Đỏ - đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử sendo.vn cho biết, các sàn trong nước phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp từ Singapore, Indonesia, nên bất cứ rào cản chính sách nào cũng ảnh hưởng tới khả năng hút vốn đầu tư vào thương mại điện tử.

“Có nhiều rào cản thì nhà đầu tư đã đầu tư vào rồi cũng thoái vốn”, ông Dũng lo ngại.

Cũng theo ông Dũng, hiện nay, một số doanh nghiệp trong nước đã đầu tư vào thương mại điện tử nhưng sau một thời gian không đầu tư nữa và các sàn hiện chủ yếu hút vốn từ nước ngoài.

Vì thế, ông Dũng cho rằng quy định nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thương mại điện tử trong nước phải là những doanh nghiệp có uy tín toàn cầu rất khó thành hiện thực, quy định này chỉ làm khó sàn trong nước. 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương thì nêu ý kiến, đề nghị Ban soạn thảo xem xét tại Điều 36 của Dự Thảo quy định các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử cho thương nhân, tổ chức nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử phải “có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế theo quy định”. 

Theo ông Cương, Việc Dự Thảo quy định về nghĩa vụ “kê khai, khấu trừ và nộp thuế” cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Sàn giao dịch thương mại điện tử đang mâu thuẫn với Nghị định 126 hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, tạo sự chồng chéo về nghĩa vụ của các đối tượng bị điều chỉnh giữa các văn bản quy định pháp luật khác nhau.

Theo đại diện Bộ Công Thương, Nghị định 52 sửa đổi phải tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, hài hòa giữa bảo vệ người tiêu dùng và lợi ích của doanh nghiệp trong thị trường thương mại điện tử.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Nghị định về thương mại điện tử thu hẹp không gian phát triển của doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714037840 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714037840 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10