LTS: Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022 đặt ra tại Chỉ thị số 01 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là kiểm soát chặt tín dụng ở các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

>> Gia tăng tín dụng chính thức “đè bẹp” tín dụng đen

Thiếu hành lang pháp lý để các doanh nghiệp mô hình công nghệ tài chính (fintech) hoạt động, khiến toàn thị trường bị ảnh hưởng.

Thứ nhất, khách hàng chịu ảnh hưởng đầu tiên. Họ rất khó phân biệt đâu là doanh nghiệp làm nghiêm túc, cũng như khó nhận biết giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp và các công ty tín dụng đen núp bóng.

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp cứ cho vay qua mạng là tín dụng đen, cùng với đó là góc nhìn của cơ quan quản lý cũng có sự dè chừng nên hoạt động kinh doanh bị hạn chế.

Thứ ba, thiếu hành lang pháp lý. Cụ thể, với những đối tượng cho vay tín dụng đen, quy trình thủ tục vô cùng đơn giản, chỉ cần chụp ảnh CMND, đăng ký tài khoản, cung cấp một số thông tin danh bạ là có thể được duyệt cho vay với số tiền nhỏ trong thời gian ngắn từ 7-10 ngày, nhưng thu lãi lại rất cao. Khi đó, lãi vay tín dụng đen lên tới vài trăm hoặc nghìn phần trăm để bù cho rủi ro chấp nhận khách vay dễ dàng và có thể bùng nợ.

Điều này vô hình chung ảnh hưởng đến tâm lý người đi vay, tạo thói quen xấu cho rằng vay dễ và bùng nợ dễ dàng. Với tình hình như vậy, các doanh nghiệp fintech như chúng tôi phải thay đổi quy trình để sàng lọc các đối tượng vay, ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp hơn.

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp fintech không đưa được app lên kho tải App Store của Apple bởi phía Apple yêu cầu phải có giấy phép của Ngân hàng nhà nước mới duyệt. Trong khi ở Việt Nam mô hình dịch vụ này lại chưa có quy định pháp lý cụ thể.

>> Khó kiểm soát “tín dụng đen” núp bóng app cho vay

Đặc biệt, khi khách hàng chịu các hệ lụy đi vay tín dụng đen online trước việc bị đe dọa, khủng bố điện thoại dẫn đến tâm lý e sợ dẫn đến không dám thực hiện giao dịch vay ở các trang web, app uy tín khác, do họ không nhận biết được. Dẫn đến doanh nghiệp rất khó tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Hơn nữa, cần khung pháp lý thử nghiệm để hoạt động cho vay của Fintech sẽ tham gia vào việc “xóa” tín dụng đen.

Nhìn vào một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã triển khai sandbox một cách nhanh chóng, đó là họ đã xác định các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến xã hội, ảnh hưởng đến an toàn của mô hình hoạt động. Từ đó, các cơ quan quản lý đưa ra các cơ chế kiểm soát phòng tránh rủi ro như quy tắc để đảm bảo an toàn, kiểm soát các doanh nghiệp với các vấn đề về dòng tiền, rủi ro khi cung ứng dịch vụ, từ đó đưa các doanh nghiệp vào khung pháp lý thử nghiệm, sau đó dần dần điều chỉnh cho phù hợp hoạt động của doanh nghiệp.